Theo các nhà nghiên cứu cho biết, những người bị bệnh béo phì thường có chỉ số BMI ≥30 kg/m2(theo tổ chức y tế thế giới WHO) hoặc ≥ 25 kg/m2 (theo IDI và WPRO dành cho người châu Á, trong đó có Việt Nam). Thêm vào đó, những người ở độ tuổi từ 40-59 bị béo phì sẽ có khả năng mắc các bệnh về tim mạch cao hơn nhiều so với những người có số cân nặng ở mức bình thường.
Bị béo phì nên thăm khám tim mạch và tầm soát bệnh tim mạch từ sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.
Béo phì có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ?
Một loạt các bệnh lý tim mạch sau đây đã được biết rõ là có liên quan đến thừa cân – béo phì:
● Tăng huyết áp: Những người béo phì có hàm lượng cholesterol cao rất dễ gặp phải tình trạng tăng huyết áp cũng như các biến chứng liên quan đến mạch máu. Béo phì làm tăng nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp lên 12 lần so với bình thường.
● Bệnh động mạch vành (đau thắt ngực), nhồi máu cơ tim, có thể đột tử. Mỡ bao quanh tim là tình trạng thường gặp ở những người béo phì cấp độ nặng, khiến cho tim khó co bóp. Ngoài ra, mỡ cũng làm tắc hẹp mạch vành, cản trở vận chuyển máu đến nuôi tim, gây ra nhồi máu cơ tim, rất nguy hiểm đến tính mạng. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành lên 4 lần so với bình thường.
● Suy tim ứ huyết (do nhu cầu oxy và các chất dinh dưỡng của người béo phì tăng quá cao làm tim phải tăng công suất, gây dày thành tim và dẫn đến suy tim)
● Tai biến mạch não (đột quỵ): Béo phì làm tăng nguy cơ bị đột quỵ lên 6 lần so với người bình thường.
● Đái tháo đường (type 2): Lượng insulin (có tác dụng làm giảm đường huyết) ở người béo phì thường thấp hơn người bình thường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường lên 6 lần. Và đó là nguyên nhân tại sao đa phần người bị tiểu đường đều bị béo phì.
● Rối loạn mỡ (lipid) máu: Người béo phì thường bị tăng nồng độ triglycerid và LDL-cholesterol, đồng thời giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu.
Có 2 dạng béo phì. Dạng béo phì thứ nhất là cơ thể bị tăng tích lũy mỡ ở vùng mông và đùi, thường gặp ở phụ nữ (người hình quả lê). Dạng béo phì thứ hai là mỡ thừa thường tập trung ở vùng bụng và gặp nhiều hơn ở nam giới (trường hợp này thường gọi là "bụng bia" hay người hình quả táo). Nguy cơ mắc bệnh tim mạch gia tăng chủ yếu đối với những người béo phì ở bụng, đặc biệt là bệnh mạch vành và đột quỵ.
Nếu là nam giới, không nên để kích thước vòng bụng vượt quá 90% vòng mông. Nếu là phụ nữ, nên duy trì con số này dưới 80%.(Ảnh minh họa)
Đa số bệnh tim mạch (tới 70-80%) có thể phòng tránh được nếu loại trừ được các yếu tố nguy cơ, trong đó béo phì là một yếu tố nguy cơ đáng kể, song song với các yếu tố nguy cơ khác cũng có thể loại bỏ được, như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, lười vận động thể lực, stress trong công việc, cuộc sống… Hiệu quả là bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu... không đến hoặc đến chậm hơn, nhẹ hơn, thậm chí coi như không có nếu được xử lý.
Béo phì có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch sâu do giảm tuần hoàn máu.
Bên cạnh việc duy trì thể dục mỗi ngày, gia đình và người thừa cân béo phì cần bổ sung thêm các thực phẩm “khắc tinh” của mỡ máu, đột quỵ là chất xơ, gạo đỏ lên men (Red Rice)...
Men gạo đỏ còn có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc hạn chế béo phì, một tình trạng phổ biến ở các người bị mỡ máu cao. Nghiên cứu năm 2015 do Tạp chí Journal of Medicinal Food tiến hành trên hai nhóm: nhóm có chế độ ăn nhiều chất béo mà không sử dụng biện pháp hỗ trợ nào, nhóm ăn nhiều chất béo nhưng sử dụng lượng men gạo đỏ với liều lượng 1g trong 8 tuần. Kết quả cho thấy, nhóm sử dụng men gạo đỏ không có biểu hiện tăng cân nhiều như hai nhóm còn lại.
Chiết xuất men gạo đỏ có tác dụng giảm mỡ máu, kiểm soát cholesterol nhờ khả năng tăng HDL (cholesterol tốt) trong máu và giảm triglyceride và LDL (cholesterol xấu). Các chất bổ sung chiết xuất từ men gạo đỏ cũng cản trở sự tăng cân và duy trì mức độ bình thường của leptin và men gan. Bên cạnh đó, men gạo đỏ còn có tác dụng tích cực trong việc ổn định huyết áp, giúp hệ tim mạch khỏe mạnh, ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim…
Tại Việt Nam, đã có thực phẩm bổ sung bộ đôi gạo đỏ lên men (Red Rice) và Nattokinase enzyme (hàm lượng chuẩn 2000Fu/ ngày) giúp kiểm soát tốt cân nặng, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch, ổn định tốt huyết áp, phòng ngừa đột quỵ được Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản cấp dấu chứng nhận JNKA phân phối chính ngạch tại các nhà thuốc lớn và uy tín toàn quốc.
NattoEnzym Red Rice chứa men gạo đỏ giúp hỗ trợ giảm cholesterol máu và nattokinase giúp hỗ trợ làm tan cục máu đông.
NattoEnzym gạo đỏ mang công thức “2 trong 1” chứa cả men gạo đỏ hỗ trợ giảm cholesterol máu và nattokinase hỗ trợ làm tan cục máu đông, cải thiện tuần hoàn máu. Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu cho người có nguy cơ đột quỵ kèm mỡ máu cao.
- Hoạt chất Nattokinase sinh ra trong quá trình lên men đậu tương bằng lợi khuẩn Bacillus Natto, chứa đến 275 amino và 28.000 nguyên tử, được nhiều nghiên cứu trên thế giới công nhận có khả năng hỗ trợ làm tan sợi tơ huyết (fibrin) và cục máu đông mạnh gấp 4 lần enzym nội sinh của cơ thể.
- Men gạo đỏ (Red Rice) thu được từ quá trình lên men gạo trắng với loài nấm Monascus có sắc tố đỏ. Theo Đại học Y Harvard, men gạo đỏ chứa các hợp chất monacolin, có tác dụng hỗ trợ kìm hãm hoạt động của loại men gan HMG-CoA reductase chuyên kích thích tạo ra cholesterol xấu và triglycerid có hại cho tim mạch. Đồng thời, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và gia tăng công dụng phòng đột quỵ lên gấp bội.
Trong tổng liều sử dụng 2 viên mỗi ngày, sản phẩm NattoEnzym Red Rice cung cấp 2.000FU Nattokinase - hàm lượng chuẩn giúp hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ đột quỵ tốt nhất theo khuyến nghị của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) và bổ sung thêm 100mg men gạo đỏ hỗ trợ giảm cholesterol máu hiệu quả.
Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).
Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Website: https://nattoenzym.dhgpharma.com.vn/
Điện thoại: (0292) 3891433
GPQC: 2097/2020/ XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.