Những biến chứng nguy hiểm của Bệnh Trĩ

07-04-2016 10:36 |
google news

SKĐS - Bệnh trĩ rất phổ biến, các báo cáo ước tính 50% dân số trên 50 tuổi mắc bệnh trĩ, gây nhiều phiền phức và có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trĩ là gì?

Trĩ là bệnh giãn quá mức các tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng gây viêm sưng đau hoặc xuất huyết.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ:

Các yếu tố sau đây được xem là thuận lợi phát sinh và làm nặng thêm bệnh trĩ:

-         Lối sống và làm việc không phù hợp gây tăng áp lực tĩnh mạch trực tràng: Ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động,…Thường gặp ở nhân viên văn phòng,thợ may, lái xe, thợ cơ khí,…

-         Rối loạn nhu động ruột như: Táo bón, tiêu chảy, mót rặn,…

-         Người cao tuổi và phụ nữ mang thai do sức đề kháng giảm, hệ tĩnh mạch kém bền vững, rối loạn hormone, thai gây cản trở máu trở về tĩnh mạch chủ,…

-         Mắc một số bệnh mãn tính gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa như xơ gan, tăng huyết áp,…

-         Những người béo phì dễ mắc bệnh trĩ do gia tăng áp lực tĩnh mạch trực tràng.

-         Táo bón kéo dài. Thường gặp ở những người ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, uống cà phê,…

Cách phân loại bệnh trĩ:

Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ ở phía trên hay phía dưới ranh giới đường lược ở hậu môn, bệnh trĩ được chia ra các loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

  1. Trĩ nội: Bắt nguồn từ đám rối tĩnh mạch trĩ trên, ở phía trên đường lược (hay phía trên cơ thắt hậu môn). Trĩ nội được phân thành các mức độ sau:

-         Trĩ nội độ 1: Các tĩnh mạch trĩ giãn nhẹ, đội niêm mạc lên, lồi vào thành trực tràng. Trĩ nội độ 1 chưa sa búi trĩ ra ngoài hậu môn.

-         Trĩ nội độ 2: Các tĩnh mạch trĩ đã giãn nhiều hơn tạo thành các búi to, mỗi khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài cơ thắt hậu môn, nhưng sau đó tự co lại được.

-         Trĩ nội độ 3: Búi trĩ to, sa ra ngoài nhiều, không tự co lên được mà phải tác động đẩy búi trĩ thì mới co vào được.

-         Trĩ nội độ 4: Búi trĩ to, sa ra ngoài thường trực, tác động đẩy búi trĩ thì cũng không co vào được và có thể bị thắt nghẹt dẫn đến hoại tử búi trĩ.

  1. Trĩ ngoại: Xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ dưới, chân búi trĩ nằm ở dưới đường lược (hay dưới cơ thắt hậu môn). Trĩ ngoại sẽ thường trực ở ngoài hậu môn và được che phủ bởi lớp da hậu môn.
  2. Trĩ hỗn hợp: Tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại ở các mức độ sa búi trĩ khác nhau. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp.

Triệu chứng (biểu hiện) của bệnh trĩ:

-         Đi ngoài ra máu: là triệu chứng thường gặp nhất và là lý do khiến bệnh nhân lo lắng, thấy cần phải đi khám bệnh. Máu thường đỏ tươi, bên ngoài phân, dính trên giấy vệ sinh hoặc chảy thành giọt theo phân. Chảy máu thường không kéo dài, thường phân thành 3 cấp độ:

  • Cấp độ nặng: Khi đi cầu hoặc ngồi xổm máu chảy thành tia như cắt tiết gà
  • Cấp độ vừa: Máu chảy thành giọt khi đi cầu.
  • Cấp độ nhẹ: Máu bám vào phân và giấy vệ sinh khi đi cầu.

-         Sa búi trĩ: Khi đi cầu thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, lúc đầu tự co lên, khi bệnh nặng hơn thì đẩy mới lên và cuối cùng thì thường xuyên sa ra ngoài.

-         Ngoài ra, còn có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn, ngứa hậu môn

-         Tắc mạch do trĩ: Có cục máu đông trong búi trĩ, búi trĩ cương to, đau (nhất là khi ngồi hoặc khi có nhu động ruột).

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ

Trĩ có thể gây mất máu, dần dần bệnh nhân suy kiệt hoặc có các biến chứng sau:

-         Chảy máu nhiều lần và kéo dài gây thiếu máu,

-         Sa trực tràng, trĩ nghẹt,

-         Huyết khối búi trĩ, đôi khi huyết khối cả tĩnh mạch trĩ,

-         Rối loạn chức năng cơ thắt (Cơ thắt yếu, không giữ được phân và hơi, co cơ thắt),

-         Vỡ búi trĩ ngoại,

-         Gây các bệnh thứ phát kèm theo như: Nứt kẽ hậu môn, viêm ngứa hậu môn – trực tràng, viêm hốc, gây áp xe, rò quanh hậu môn – trực tràng,

-         Biến chứng nặng nề: Có thể gây huyết khối di chuyển lên mạc treo gây nghẽn mạch, nhiễm khuẩn máu,…

Bệnh trĩ  tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng là nỗi ám ảnh thường ngày của rất nhiều người, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.Vì vậy người bệnh nên tìm đến những phương pháp điều trị an toàn mà hiệu quả.

Nhờ khoa học phát triển, kết hợp với các bài thuốc dân gian, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những sản phẩm thảo dược có thể hỗ trợ chữa dứt điểm trĩ ngoại, trĩ nội từ độ 3 trở xuống bằng đường uống mà có thể không cần phẫu thuật. Nổi bật là sản phẩm chứa các thảo dược quý như diếp cá, đương quy, nghệ, rutin và bào chế thành dạng viên tiện dùng.

Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử: suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969- 1900 1259 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

Truy câp chuyên trang "http://bacsitri.com" để tìm hiểu thêm về bệnh Trĩ, Táo bón.


TÌM HIỂU NGAY


Ý kiến của bạn