Cơ quan lớn thứ 2 trong cơ thể
Làn da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, với diện tích bề mặt khoảng 2 m2. (Cơ quan lớn thứ hai trong cơ Ŵhể là gan).
Các vùng da có độ dày khác nhau
Không phải tất cả các vùng da trên cơ thể của bạn đều có độ dày như nhau. Chẳng hạn như mí mắt là nơi có làn da mỏng nhất: 0,05 mm. Trong khi đó, lòng bàn tay Ŷà lòng bàn chân có làn da dày 1,5 mm.
Làn da cũng rất nặng
Làn da chiếm khoảng 16% trọng lượng cơ thể.
Làn da không chỉ có một lớp
Có ba lớp da là lớp biểuĠbì, hạ bì và lớp mỡ dưới da. Lớp mỡ dưới da là lớp trong cùng và được tạo thành từ các tế bào chất béo và collagen. Lớp hạ bì là lớp trung lưu và quyết định 90% độ dày của da. Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng và có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể với các tác nhân Ţên ngoài môi trường.
Da thay một lượng lớn tế bào mỗi phút
Mỗi phút, làn da của bạn bị mất từ 30.000 đến 40.000 tế bào.
Làn da có màu sắc khác nhau khi mới sinh
Làn da khỏe mạnh của trẻ sơ sinh thường là màu đỏ đậm hoặc tím, còn da tay và da bàn chân phải có màu xanh.
Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là vấn đề phổ biến mà làn da thường xuyên gặp phải. Hơn 85% dân số sẽ gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Mụn trứng cá thậm chí còn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh do nội tiết tố của người mẹ vẫn còn trong máu của em bé.
Vết sẹo trên da
Sẹo trên da là do sự ɴổn thương của lớp hạ bì. Ngay cả khi các tế bào da chết và được thay thế, vết sẹo vẫn không thay đổi và vùng mô sẹo không thể mọc lông.
Cách ngủ ảnh hưởng tới da
Cách bạn ngủ có thể ảnh hưởng tới làn da. Khi bạn ngủ úp, áp mặtȠvào gối, có thể làm làn da xuất hiện các nếp nhăn.
Da trẻ sơ sinh được bao phủ bằng một chất sáp
Da trẻ sơ sinh được bao phủ bằng một chất sáp có tên là Vernix. Đây là một lớp màng để bảo vệ làn da của thɡi nhi trong bụng mẹ, thường được rửa trong lần tắm đầu tiên của bé.
Theo Huffingtonpost