Cặp song sinh khác mẹ
Các nhà khoa học đã từng phát hiện: trong trường hợp sinh đôi thuộc hai người cha, nhưng trường hợp sinh đôi này lại đặc biệt hơn, của hai người mẹ khác nhau, y học tạm gọi là cặp song sinh khác mẹ (Heteromaternal Twins). Một trong những trường hợp hiếm gặp này đã từng xuất hiện tại Mỹ vào năm 2007 làm cho chính người trong cuộc không lý giải được, đó là cặp song sinh của gia đình Bernabas. Sau 12 năm cố gắng để sinh con thứ hai, cả hai vợ chồng quyết định áp dụng thủ thuật IVF (sinh sản nhân tạo) và nhờ một phụ nữ mang thai hộ. Theo đó, những trứng thụ tinh đã được chia cho hai người phụ nữ mang thai, hay giữ lại trong cơ thể của hai người, gồm chị Bernaba (chính chủ) và một phụ nữ mang thai hộ, Keay, mỗi người mang thai một nửa của cặp song sinh này.
Ca mang thai diễn ra bình thường và chỉ gây sốc khi hai người phụ nữ này vượt cạn. Ban đầu chị Bernaba sinh mổ vào ngày 27/5/2007, đứa trẻ được đặt tên là Lauren, còn người phụ nữ tên Keay thì nằm ở phòng kế bên, cũng sinh một em trong cùng một ngày, đặt tên là Hannah. Mặc dù đây chỉ là trường hợp duy nhất, hiếm gặp nhất của kỹ thuật sinh sản nhân tạo, nhưng vẫn có thể xảy ra, và xu hướng đang gia tăng do kỹ thuật điều trị sinh đẻ nhân tạo mang lại, thậm chí còn có cả đứa trẻ “ba phụ phuynh”, tức mang vật liệu của ba người.
Song sinh hỗn hợp chủng tộc
Song sinh hỗn hợp chủng tộc (Biracial Twins) là những cặp song sinh trong đó hai đứa trẻ thuộc hai chủng tộc khác nhau, có thể diễn ra theo ba cách. Thứ nhất, khi hai cha mẹ thuộc hai dân tộc khác nhau cho ra đời cặp đôi song sinh như môt số trường hợp đã được nhắc đến. Trường hợp này tương đối đơn giản, một thuộc về người cha, và một thuộc về người mẹ. Trường hợp thứ hai gọi là sinh đôi khác cha (Superfecundation Heteropaternal), trường hợp này có ít nhất cha mẹ khác chủng tộc. Ví dụ, nếu một phụ nữ da trắng với một người đàn ông châu Á và một người đàn ông da trắng, một đứa trẻ sinh ra chắc chắn sẽ trắng, đứa trẻ còn lại có thể là da trắng hoặc da vàng, hoặc hỗn hợp chủng tộc.
Cách thứ ba có thể xảy ra là hai người khác nhau về chủng tộc cho ra đời cặp song sinh như một cặp song sinh mới đây ở Anh chẳng hạn. Trong trường hợp này, hai cha mẹ thuộc nửa trắng, nửa đen và con sinh đôi ra đời, một màu đen còn một màu trắng. Đây là kết quả của mối quan hệ đa chủng tộc ngày càng phổ và theo thời gian gian chất tạo gen của trẻ tiến hóa và biến mất. Mặc dù chưa có tài liệu nào thống kê những trường hợp song sinh khác cha, nhưng theo giới di truyền, hiện tượng này có chiều hướng tăng mạnh trong vòng 50 năm trở lại đây, liên quan đến di cư, lối sống hiện đại, công nghệ sinh sản, việc kích trứng và nhiều yếu tố khách quan khác.
Song sinh có nhiễm sắc thể trộn lẫn
Song sinh có nhiễm sắc thể trộn lẫn (Mixed Chromosome Twins) là những cặp sinh đôi cực kỳ hiếm gặp, nhưng vẫn có thể xảy ra và không giống bất kỳ những song sinh nào khác. Thông thường, các cặp song sinh giống hệt nhau khi trứng thụ tinh phân chia thành hai, nhưng một khi quá trình này bị đảo ngược, hai trứng thụ tinh hợp nhất thành một, và tạo ra cặp song sinh có nhiễm sắc thể hỗn hợp, hay còn được gọi là chimeras (cơ thể có nhiều nguồn ADN).
Chimeras có thể hình thành theo vài cách, chẳng hạn như phôi tồn tại độc lập nhưng lại gặp sự cố khi phát triển. Trong trường hợp sinh đôi có nhiễm sắc thể hỗn hợp, chúng thường bắt đầu từ một cặp song sinh anh em, nhưng vào đầu thai kỳ, hai trứng thụ tinh hợp nhất thành một, kết quả tạo ra một người có hai bộ DNA riêng biệt. Điều này thường khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm DNA thật tỉ mỉ chi tiết.
Cách khác, chimeras sẽ có các đặc điểm rất khác biệt, chẳng hạn như da có các tông màu khác nhau. Các bộ DNA khác nhau, thậm chí cả giới tính khác nhau, các bộ phận khác nhau của cơ thể, do đó nếu qua xét nghiệm máu sẽ có kết quả khác với xét nghiệm nước bọt hay các phẩm vật lấy từ miệng. Hai phụ nữ ở Mỹ mới đây gần như bị mất quyền nuôi con sau khi kiểm tra DNA do sự cố nói trên hoặc nhiều trường hợp dở khóc dở cười chỉ vì nhiễm sắc thể trộn lẫn mặc dù họ là một cặp song sinh chính hiệu 100%.
Song sinh hình phản chiếu
Song sinh hình phản chiếu (Mirror-Image Twins) hay MIT, thuật ngữ khá mới lạ nói về hiện tượng rất hiếm gặp, ước tính cứ 4 cặp song sinh giống hệt nhau thì có một được phân loại như vậy. Nhưng rất dễ phát hiện ra, tuy giống nhau nhưng lại đối lập nhau. Ví dụ, một thuận tay trái tay, một thuận tay phải. Tóc của họ sẽ xoáy theo hướng đối diện và ngay cả những khuyết tật trên cơ thể mang tính di truyền trái ngược nhau, giống như hình ảnh phản chiếu trong gương.
Nó có thể xảy ra ở bất kỳ đối với loại hình song sinh nào do phân chia diễn ra muộn, khoảng trên một tuần sau khi thụ thai, cặp đôi có thể phát triển những đặc tính đối xứng nhau. Thuật ngữ này không thực sự chính xác dùng để chỉ song sinh, mà chỉ là một cách gọi để mô tả các đặc tính vật lý của cặp. Đặc điểm chính của các cặp song sinh MIT là tóc xoắn ngược nhau, thuận tay cũng không giống nhau, hướng nhìn của mắt cũng khác nhau, răng mọc đối chiều ngược nhau, khi ngồi vắt chéo chân cũng khác nhau. Trong một số trường hợp cực đoan, các cặp thậm chí còn có các bộ phận cơ thể phát triển ngược nhau. Xác định một cặp sinh đôi MIT không thể thực hiện bằng kỹ thuật DNA được mà chỉ thực hiện được bằng mắt thường.
Superfetation
Superfetation (tạm dịch: bội thụ tinh khác kỳ) nói về hiện tượng mang thai trong khi đang có thai, hiện tượng y tế cực hiếm, hiện mới có 10 trường hợp từng ghi nhận trong lịch sử loài người. Thông thường, mục tiêu chu kỳ sinh sản ở phụ nữ rất đơn giản, đó là mang thai. Vì vậy, khi mục tiêu đã đạt được, cơ thể sẽ ngừng rụng rứng và chuyển sang nuôi dưỡng bào thai. Điều này thường xảy ra trong vòng mười ngày kể từ khi mang thai. Có nghĩa, trừ khi có nhiều trứng bị bỏ rơi, người trong cuộc có thể mang thai. Superfetation có thể hiểu đơn giản, hai đứa trẻ được thụ thai vào các thời điểm khác nhau, sinh ra trong cùng một ngày hay thụ thai tiếp trong lúc đang mang thai một đứa trẻ và hai đứa trẻ được sinh ra cùng một lúc.
Điều gì làm cho Superfetation trở nên cực kỳ hiếm, đó là khi cơ thể bị “trục trặc” theo hai cách. Thứ nhất, tử cung phải ở trạng thái mở trong thời gian dài hơn so với bình thường 10 ngày để cho trứng thứ hai thâm nhập vào. Thứ hai, quan trọng hơn, quả trứng thứ hai phải rụng sớm hơn dự kiến, bình thường trứng rụng theo chu kỳ 28 ngày, nhưng trong trường hợp này lại biến thiên. Ngay cả khi hai điều nói trên xảy ra, người phụ nữ vẫn phải trải qua tất cả các quy trình mang thai bình thường. Nguy cơ lớn nhất của Superfetation là đứa con thứ hai sẽ sinh non khi người mẹ vượt cạn đứa con đầu do thời điểm thụ thai cách nhau, nhưng đây không phải là vấn đề nan giải. Đây cũng chính là lý do nhiều người không gọi Superfetation là ca sinh đôi.