Hà Nội

Những bí ẩn chi phối sức khỏe con người

29-08-2014 07:42 | Y học 360
google news

SKĐS - Ngày sinh có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ, sức khỏe tinh thần và thậm chí cả thị lực của bạn.

Ngày sinh có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ, sức khỏe tinh thần và thậm chí cả thị lực của bạn. David Robson - nhà nghiên cứu về sự bí ẩn của các ngôi sao chiếu mệnh sẽ giải thích cho quý vị độc giả hiểu lý do tại sao lại có những chuyện kỳ lạ này.

Tháng sinh có ảnh hưởng tới cuộc đời?

Sinh nhật của tôi vào tuần đầu tiên của tháng 10, tử vi của tôi nói rằng tôi cân bằng thân thể và cân bằng đầu óc, dũng cảm nhưng thiếu quyết đoán. Nó có thể là những mô tả đặc tính hình thể và tính cách của tôi. Theo nhà chiêm tinh học hồi thế kỷ 19, Raphael, tôi sẽ là “người thanh lịch với gương mặt tròn, hồng hào đầy sức sống nhưng lại dễ bị kích động, bùng phát và nó sẽ biến dạng khi gương mặt tôi già cỗi”. Cần biết rằng những nghiên cứu khoa học từ lâu đã vạch trần những dự báo đại loại như thế này - David Robson nói.

Trẻ em sinh ra vào mùa đông có khuynh hướng đeo kính cận khi trưởng thành.

Mặc dù từng có một nghiên cứu vào thập niên 1970 cho thấy rằng những dấu hiệu của một ngôi sao đặc trưng có thể liên quan với những đặc điểm cá nhân của một người nào đó, những nhà khoa học sau đó đã kết luận rằng điều này gần như chắc chắn là phản ánh sức mạnh của sự mong đợi. Nếu chúng ta lớn lên và biết rằng mình sẽ chỉ bình thường gắn với bướng bỉnh hoặc đam mê, thì khi đó chúng ta sẽ hành động như một kịch bản có sẵn. Nhưng quan trọng hơn, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người không biết chút gì về tử vi lại không trùng khớp với những dự báo của nó. Những dự báo cụ thể của tử vi có thể sẽ sai nhưng có một chút gần với sự thật. Trong những năm qua, các nhà khoa học đã bắt đầu ghi nhận rằng tháng sinh của bạn thật sự có thể tiên đoán vận mạng của bạn.

Những tác động rõ ràng nhất có thể tập trung ở các cấp học: trẻ em sinh ra vào cuối năm học thường thực hiện các hành vi dở hơn những em sinh ra ở đầu năm học, mặc dù sự khác biệt có khuynh hướng diễn ra trong các năm qua. Và có những mô hình để giải thích điều này. Ví dụ như vào cuối thập niên 1990, Leonid Gavrilov tại Đại học Chicago đã khám phá ra rằng những người sinh vào mùa thu thường sống thọ hơn. Kể từ đó, ông Gavrilov đã xác nhận sự khám phá với nhiều nghiên cứu khác nhau, tập trung vào các trường hợp 100 tuổi, bài viết mới nhất của ông đề cập đến những người sinh vào mùa thu thường có khoảng 40% sống lâu hơn 100 người khác sinh vào tháng 3. Những khám phá của ông Gavrilov vào lúc đầu đã bị phản kháng và gây hiểu lầm.

Ông Gavrolov nhấn mạnh: “Những người không quen thuộc với các nghiên cứu khoa học gần đây về chủ đề này vẫn còn hoài nghi, nhất là sự kết giao giữa việc làm với chiêm tinh học. Nhưng khi những phát hiện của chúng tôi được gửi cho các tạp chí chuyên ngành, chúng lại được đón nhận nồng nhiệt bởi các chuyên gia”.

Sức khỏe và thị lực

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Chỉ cho đến rất gần đây, khoảng 4 hay 5 năm, những cuộc nghiên cứu lớn về các đề tài chiêm tinh đã được giải quyết một cách toàn diện”. Một số phát hiện gần đây đã đến từ hàng chục ngàn đối tượng tham gia. Ví dụ những nghiên cứu của riêng ông Ramagopalan đã quan tâm tới những hồ sơ y tế của gần 60.000 bệnh nhân ở Anh đã cho thấy rằng, những trẻ em sinh vào mùa đông và xuân thường có rủi ro cao về bệnh tâm thần phân liệt, trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Những đặc điểm khác cũng được ảnh hưởng từ mùa sinh như thị lực (trẻ sinh vào mùa đông thường có thị lực ngắn) và rủi ro về các căn bệnh dị ứng (trẻ em sinh vào mùa hè lại ít nhạy cảm hơn).

Phải thừa nhận rằng những cơ chế đằng sau những khuynh hướng dạng này có một chút gì đó mơ hồ. Những thay đổi trong chế độ ăn uống và làn sóng các bệnh nhiễm khuẩn có thể đã ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sơ sinh, mà tác động lên sức khỏe của chúng trong nhiều thập kỷ sau đó - thậm chí một cầu thủ bóng chày có thể bị ảnh hưởng (những cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp thường sinh vào mùa thu hơn mùa xuân, có lẽ bởi vì họ khỏe mạnh hơn tại giai đoạn đầu đời của mình). Bạn cũng có thể tiếp xúc với các chất dị ứng vào những mùa khác nhau. Ngoài ra, độ dài của ngày cũng là một yếu tố đáng quan tâm. Chẳng hạn như khi đề cập đến thị lực, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những khoảng thời gian trong bóng tối có thể giúp điều chỉnh sự tăng trưởng của nhãn cầu.

Vì thế, vào những ngày dài trong mùa hè có thể khiến mắt em bé phát triển vươn khỏi hình dạng thông thường, khiến chúng mất khỏi khả năng tập trung; trong khi đó trẻ em sinh ra vào mùa đông lại có khuynh hướng đeo kính cận khi chúng trưởng thành. Kế tiếp nữa là vấn đề vitamin D, chúng được sản sinh khi da chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong khi từ lâu chúng ta biết rằng sự thiếu hụt vitamin D có thể gây yếu xương và gây còi xương, nhưng ngày nay chúng ta nên cập nhật thêm là vitamin D rất quan trọng cho sự phát triển của hệ miễn dịch - nó cũng ảnh hưởng đến khả năng hình thành bệnh dị ứng ở bạn - và hệ thần kinh. Nhà nghiên cứu Sreeram Ramagopalan nhấn mạnh: “Trong các nghiên cứu trên động vật, nếu bạn hạn chế vitamin D trong thời gian mang thai thì đứa con sinh ra sẽ tổn thương nghiêm trọng về thần kinh”.

Vì lý do này mà những hàm lượng vitamin D thấp có thể dẫn đến những sự khác biệt về phát triển bộ não, mà có thể giải thích lý do tại sao lại có tỷ lệ cao về các bệnh thần kinh như tâm thần phân liệt hoặc trầm cảm trong số những người sinh ra vào mùa đông. Phân tích dữ liệu đối với những người sinh vào đầu thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, một số nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng hàm lượng vitamin D thấp ngay khi sinh có thể khiến đứa bé mắc bệnh tâm thần phân liệt khi trưởng thành.

Có thể nhiều bậc cha mẹ đang lo lắng đối với những mốc thời điểm sinh con, nhưng hãy yên tâm là các tác động lên trẻ em tương đối nhỏ. Ông Ramagopalan nói rằng chúng ta có thể tìm ra những cách can thiệp đơn giản để làm dịu đi những khác biệt theo mùa, bằng cách cho trẻ em sinh ở mùa đông bổ sung vitamin D. Tóm lại, những phát hiện thú vị ở trên đã cho chúng ta một cái nhìn hay hơn về những mảng màu phong phú đối với vận mệnh con người. Rõ ràng gen và môi trường giáo dục của chúng ta là những tác nhân quan trọng nhất nhưng đôi khi có những biến cố ngẫu nhiên như tháng sinh lại có thể định hình nên sức khỏe tâm thần và tuổi thọ của chúng ta. Số phận của chúng ta có thể không được viết nên bởi những ngôi sao, cái mà chúng ta quan tâm là đang bắt đầu hiểu về nhiều lực lượng siêu hình đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta ngay từ cái ngày chúng ta hình thành trong bụng mẹ.

(BBC NEWS, 21/8/2014)

NGUYỄN THANH HẢI

 


Ý kiến của bạn