Bệnh tiểu đường
Giấc ngủ kém làm tăng cảm giác thèm ăn đường và đồ ăn vặt trong ngày. Để làm giảm mệt mỏi do thiếu ngủ, mọi người thường ăn thực phẩm chứa chiều carbohydrat và thực phẩm “rác”. Điều này khiến họ dễ có lượng đường huyết cao và bị bệnh tiểu đường.
Loãng xương (xương yếu)
Ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể mật độ xương và kết quả gây yếu và giòn xương. Thành phần khoáng chất của xương cũng giảm. Tình trạng này gây đau khớp và xương trở nên dễ gãy.
Ung thư
Nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể gây ung thư vú và nguy cơ mắc các loại ung thư khác. Các gốc tự do làm tổn thương tế bào và gây ung thư không bị đào thải ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả do thiếu ngủ. Các độc tố cũng hình thành trong cơ thể, góp phần gây bệnh nguy hiểm này.
Đau tim và đột quỵ
Trong khi ngủ, các cơ quan trong cơ thể được phục hồi và độc tố bị đào thải ra ngoài cơ thể. Đây là lý do chúng ta nên uống nước vào buổi sáng để các độc tố đã khử hoạt tính bị đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, những người có giấc ngủ kém có nguy cơ bị huyết áp cao, đau tim và đột quỵ.
Giảm trí nhớ
Giấc ngủ kém cũng có ảnh hưởng lên não. Não được làm mới và tái sinh khi ngủ đầy đủ. Tuy nhiên, khi bạn thiếu ngủ, não dễ bị mệt mỏi. Tình trạng này có thể dẫn tới giảm trí nhớ và sau đó là mất trí nhớ hoàn toàn.
Tiểu tiện không tự chủ
Khi bị bệnh này, bạn không kiểm soát được tiểu tiện, nước tiểu có thể tự ý thoát ra ngoài. Tình trạng này cũng do giấc ngủ không đầy đủ.
Lo âu và trầm cảm
Thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc là yếu tố chính gây nên căng thẳng và trầm cảm. Thiếu ngủ khiến cortisol bị đào thải ra ngoài cơ thể. Loại hormon này gây ra tâm trạng căng thẳng, thậm chí có thể dẫn tới trầm cảm.
Tăng cân
Thiếu ngủ dẫn tới thèm ăn những thực phẩm không lành mạnh như pizza, bánh mì kẹp thịt, nước ngọt. Bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và cuối cùng có thể dẫn đến tăng cân. Hàm lượng cholesterol cũng cao, từ đó làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Theo Boldsky/Univadis