Theo các chuyên gia, đau thần kinh tọa là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải gánh những hậu quả nặng nề như teo cơ, rối loạn cảm giác, liệt,…
Các nghiên cứu cho thấy, có nhiều bệnh lý dẫn đến đau thần kinh tọa, gồm hai nhóm: bệnh toàn thân và những tổn thương tại chỗ. Các bệnh toàn thân gây đau thần kinh tọa thường gặp là cúm, thấp tim, thương hàn, sốt rét, giang mai giai đoạn III, lậu,… Những tổn thương tại chỗ dẫn đến đau thần kinh tọa là thoái hóa cột sống thắt lưng cùng, thoát vị đĩa đệm, trượt cột sống, viêm cột sống dính khớp, chấn thương,… Trong đó, thoát vị đĩa đệm chiếm tỷ lệ khoảng 60 - 90% trường hợp bị đau thần kinh tọa.
Tùy theo nguyên nhân gây đau thần kinh tọa mà bệnh có biểu hiện ban đầu rất khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều có biểu hiện như: đau xuất phát từ thắt lưng, sau đó đau lan tỏa dọc xuống mông và có thể lan đến mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá chân, mu bàn chân; đau nhói ở thắt lưng. Cơn đau thường liên tục, có khi bộc phát nhưng cũng có thể giảm hay hết đau khi nằm nghỉ,... Mức độ đau có thể thay đổi từ đau âm ỉ cho tới đau dữ dội không chịu được, đau tăng lên khi ho, hắt hơi, có lúc chỉ thấy khó chịu mà không thấy đau. Bên cạnh đó, đau thần kinh tọa còn có thể kèm hiện tượng tê, yếu chân hoặc teo cơ,…
Về điều trị, tùy theo nguyên nhân, mức độ nặng của bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ phù hợp. Trong giai đoạn đau cấp tính, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối, nên nằm giường cứng, tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người,... Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng một số thuốc như: thuốc giảm đau chống viêm không steroid; corticoid, thuốc giãn cơ,…Tuy nhiên, cần lưu ý việc dùng các thuốc này trong thời gian dài có thể gây nên nhiều tác dụng phụ trên dạ dày, độc với gan, thận,…Phương pháp dùng tia laser, sóng radio qua da để điều trị bệnh cũng khá an toàn, tuy nhiên chỉ hiệu quả trong những trường hợp nhẹ. Ở giai đoạn nặng, đau thần kinh tọa gây biến chứng (liệt chi, đau quá mức) và các thuốc giảm đau không có hoặc rất ít tác dụng thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Bên cạnh các biện pháp thông thường, hiện nay, các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên với những ưu điểm như: không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này và được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học uy tín là thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương. Với thành phần chính là dầu vẹm xanh có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng chống ôxy hóa, giúp xương chắc khỏe, kết hợp cùng nhiều dược liệu quý khác như: thiên niên kiện, nhũ hương và các vitamin: vitamin B, vitamin K,... Cốt Thoái Vương giúp giảm triệu chứng đau, cải thiện vận động và hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa.
Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu tại Đại học Y Hà Nội trên 64 bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, chia làm 2 nhóm: 1 nhóm chỉ áp dụng biện pháp điện châm đơn thuần và 1 nhóm dùng Cốt Thoái Vương kết hợp điện châm. Kết quả cho thấy: nhóm sử dụng Cốt Thoái Vương có tác dụng giảm đau nhanh hơn, giúp cải thiện các triệu chứng như hội chứng đau cột sống, đau rễ thần kinh… và không gây tác dụng phụ.
Năm 2014, Cốt Thoái Vương đã vinh dự nhận danh hiệu “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội thực phẩm chức năng trao tặng và giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn.
Theo các chuyên gia, đau thần kinh toạ thường gặp ở lứa tuổi từ 30 – 60 tuổi và nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn phụ nữ. Do đó, khi ở độ tuổi ngoài 30, chúng ta cần thường xuyên đi khám theo dõi mật độ xương, nên tập thể dục đều đặn,tránh các động tác sai tư thế, hạn chế lao động quá sức,… kết hợp uống Cốt Thoái Vương hàng ngày để phòng ngừa đau thần kinh tọa hiệu quả.
Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707
Truy cập trang web: http://benhdaulung.vn để biết thêm thông tin.
Minh Trí
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh