Giày dép cao gót, dép xỏ ngón và thậm chí giày dép bệt cũng có thể khiến sức khỏe của bạn xuống cấp, dễ thành bệnh lý nếu không biết rõ các tiêu chí chọn giày dép và cách khắc phục đúng chuẩn.
Có mối liên quan giữa chứng thoái hóa khớp gối và những phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót trên 5cm (ảnh minh hoạ)
Các bệnh lý do sử dụng giày dép không đúng mục đích
Việc sử dụng giày không phù hợp (như dùng giày thông thường để chạy bộ, giày tập thể dục trong nhà để đá bóng) hoặc buộc dây giày quá chặt, quá lỏng sẽ khiến chân bị đau, dễ té ngã, chấn thương, gãy xương do mỏi, viêm hay tổn thương các gân và dây chằng.
Bệnh lý do chất liệu giày dép
Móng chân có thể bị teo hoặc ăn sâu trong khóe, bị nhiễm nấm do giày ẩm ướt, kém thoáng khí, chàm dị ứng do dị ứng với nguyên liệu chế tạo giày. Nguyên liệu nếu quá thô cứng sẽ làm tổn thương da trực tiếp, nếu quá mềm sẽ không bảo vệ được da trước các tác nhân gây hại bên ngoài. Một số nguyên phụ liệu gây kích ứng da.
Nguyên liệu kém thoáng khí, kém hút ẩm hay có nhiều khoang lỗ nhỏ có thể là ổ chứa vi trùng hay vi nấm, dễ tạo mùi hôi.
Bệnh lý do giày dép thường gặp theo độ tuổi
– Trẻ em: Giày dép không phù hợp sẽ cản trở sự hoạt động và phát triển của cơ bắp, từ đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khung xương.
– Người cao tuổi: Thường có vấn đề về mắt và xương khớp nên dễ bị trượt ngã, chấn thương.
– Người bệnh tiểu đường: Bệnh lý bàn chân tiểu đường do biến chứng thần kinh, dễ bị nhiễm trùng khi bị vết thương ngoài da.
Bệnh lý do mang giày dép không phù hợp với hình dạng bàn chân
Có rất nhiều dạng bàn chân. Vì vậy, một kiểu giày có khi thoải mái với người này nhưng lại gây đau cho người khác. Một đôi giày được xem là phù hợp khi nó bảo vệ được bàn chân, không gây đau hay trở ngại trong khi hoạt động (mỗi loại hoạt động cần có loại giày khác nhau), đồng thời vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ.
Việc mang giày không tương thích với hình dạng bàn chân có thể gây đau ở các vùng khác nhau như gót, cổ chân, các ngón; thậm chí ở cẳng chân, khớp gối hoặc vùng thắt lưng do làm tăng áp lực đến các cơ bắp.
Có thể dễ dàng nhận biết về việc mang giày không thích hợp khi có các nốt chai bất thường xuất hiện ở gót chân, vùng bàn chân tiếp giáp các ngón, trên mặt lưng các ngón chân… Các nốt chai này lâu ngày có thể bị loét hay nhiễm trùng và đặc biệt nguy hiểm đối với người mắc bệnh tiểu đường.
Người thường xuyên mang giày cao gót, nhất là kiểu mũi nhọn, thường bị bệnh lý viêm lớp cân mạc lòng bàn chân do bị căng giãn quá mức, hoặc viêm và biến dạng khớp ngón chân cái và ngón út (thành một góc nhọn). Tình trạng tăng cân quá mức sẽ làm bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn.
Ngoài ra, khi mang dép hay giày quá rộng, do bị cọ xát thường xuyên hoặc bàn chân lỏng lẻo không được giữ chắc trong giày nên chân dễ bị viêm, chấn thương (như bong gân). Các đầu ngón chân sẽ quặp xuống như ngón chân chim vì phải gắng sức để bấu chắc vào mặt đất khi di chuyển.
Người ta còn thấy có mối liên quan giữa chứng thoái hóa khớp gối và những phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót trên 5 cm.
Nên chọn giày dép loại này cho người có bệnh lý về chân
Nhiều người không nhận ra rằng: sử dụng một đôi giày kém chất lượng, chỉ chú trọng bề ngoài trong khi đế rất cứng, thiết kế bằng phẳng và đơn giản, không có hỗ trợ đúng cấu trúc sinh học cho các khớp bàn chân, cân chỉnh tự nhiên làm dồn áp lực cực đại lên xương gót chân, đây chính là nguyên nhân gây ra mệt mỏi chân, làm biến dạng khớp và đau bàn chân dai dẳng.
Các tiêu chuẩn chung: giày vừa phải đủ cứng để bảo vệ lòng bàn chân, vừa có độ dẻo để bàn chân có thể cử động linh hoạt. Vật liệu tự nhiên ít gây dị ứng hơn vật liệu tổng hợp. Gót giày càng rộng bước đi càng vững chắc. Trọng lượng cơ thể càng lớn, chân đế gót giày phải càng rộng. Đi giày gót nhọn dễ té nên tuyệt đối không dùng cho trẻ em. Đế giày cần có đặc tính: cứng (để bảo vệ gan chân), dẻo (để chuyển động nhịp nhàng với bàn chân), mềm (để không tạo sừng hoá da gan chân), không thấm nước… Mũi giày không nên quá bằng phẳng mà thường chếch nhẹ lên để giảm áp lực lên đầu các ngón chân…
Ảnh Shooz
Chọn loại giày có đế chắc chắn, mũi giày mềm dẻo ( một đôi giày đạt yêu cầu về độ mềm dẻo là khi ta bẻ gập đôi giày lại rồi trả nó về vị trí ban đầu mà không gây biến dạng). Mũi giày có độ hếch lên vừa phải để dễ dàng khi di chuyển.
Hiện nay, công nghệ VIO-MOTION giúp cân chỉnh tự nhiên và hỗ trợ cao gót tạo bước đệm thông qua cấu trúc đa điểm phân bổ khoa học từng vị trí của bàn chân, lòng đế tiếp xúc toàn diện, đệm ngón chân êm ái và ôm theo đường cong bàn chân, gót giày giữ thăng bằng và định hình giúp cho đôi chân được thoải mái cả ngày giảm đáng kể áp lực mũi chân được nhiều chuyên gia tại Mỹ đánh giá cao về khả năng cải thiện tình trạng đau gót chân, giúp đôi chân người mang được nâng đỡ và thư giãn liên tục. Những điểm cắt tinh tế của đế giày cơ sinh học cao cấp được tính toán khoa học ôm sát bàn chân để đôi chân con người tìm được sự linh hoạt, thoải mái và tự nhiên.
Với những người đang gặp vấn đề đau nhức gót chân hoặc chân, cấu trúc đế chỉnh hình Vionic công nghệ Vio-Motion còn chia đều áp lực lên toàn bộ đôi bàn chân khi đứng hoặc di chuyển, tạo độ thăng bằng tốt hơn lên chân, đặc biệt là phái nữ đi giày cao gót. Nhờ vậy, trọng lượng không còn tì đè quá nhiều ở một điểm, giúp tình trạng đau nhức thuyên giảm đáng kể không bao lâu sau khi sử dụng.
Công nghệ Vio-Motion nâng đỡ cao gót của thương hiệu giày dép cao cấp Vionic (ảnh nguồn Shooz.vn)
Giày dép cao cấp Vionic là một trong những tiến bộ của y học thế giới trong lĩnh vực sức khoẻ cổ chân, bàn chân do Bác sĩ y khoa Dr. Phillip Vasyli sáng chế. Ông cũng là người tiên phong nghiên cứu giày dép bằng công nghệ nâng đỡ cao gót.
Mỗi người phụ nữ có sở thích đa dạng về giày dép, sở hữu một đôi chân riêng biệt, khác nhau về hình dạng, kích thước. Vì vậy, sản phẩm Vionic có thiết kế đa dạng về cấu trúc, độ cao, độ nâng vòm khác nhau và hỗ trợ phù hợp từng yêu cầu di chuyển khác nhau.
Thương hiệu giày Vionic đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, được sử dụng như một bí quyết để bảo vệ sức khỏe bàn chân và đã có mặt tại thị trường Việt Nam trên hệ thống cửa hàng đa thương hiệu Shooz trên toàn quốc.