Những bài thuốc hay, trị bệnh theo mùa

22-02-2020 09:16 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Chu dịch ( kinh dịch) có nhiều nguyên lý làm sáng tỏ sự biến hóa của vạn vật. Phần kinh của chu dịch có 10 vấn đề đi sâu vào tri thức trong đó có y học.

Y học đã vận dụng thuyết âm dương ngũ hành, từ đó nghiên cứu ra các bài thuốc để trị liệu bệnh tật do khí hậu bốn mùa sinh ra, do ăn uống, sinh hoạt, lao động, làm tổn thương cơ thể.

Trong hơn một vạn bảy nghìn bài thuốc Đông y. Chúng tôi xin giới thiệu một vài bài thuốc tiêu biểu.

Bài Tiêu giao tán: bạch truật 12g, bạch linh 12g, đương qui 8g, bạch thược 12g, sài hồ 6g, bạc hà 6g, cam thảo 4g.

Bài thuốc có tác dụng lý tỳ thanh can. Do huyết hư can uất, can và tỳ không điều hòa nên sinh ra các chứng ngực sườn trướng đau, ho, sốt, nhiều đờm, phụ nữ kinh nguyệt không đều, mạch hư huyền. Do đó phải kiện tỳ bình can, thanh nhiệt. Cái hay của bài thuốc này là gia giảm. Nếu can khí nhiệt gia chi tử (sao) 8g, đan bì 8g. Nếu can khí trệ gia trần bì 12g. Nếu can khí uất gia xuyên khung 8g, hương phụ 12g. Nếu can khí uất tích nhiệt gia ngô thù du 6g, hoàng liên 8g, bạc hà chỉ dùng tối đa 6g để dẫn thuốc.

Vị thuốc hoài sơn (trái) và vị thuốc thục địa (phải) là những vị thuốc hay trị liệu nhiều bệnh tật do do khí hậu bốn mùa sinh ra.

Vị thuốc hoài sơn (trái) và vị thuốc thục địa (phải) là những vị thuốc hay trị liệu nhiều bệnh tật do do khí hậu bốn mùa sinh ra.

Vị thuốc hoài sơn (trên) và vị thuốc thục địa (dưới) là những vị thuốc hay trị liệu nhiều bệnh tật do do khí hậu bốn mùa sinh ra.

Bài Địa hoàng ẩm tử: thục địa 16g, sinh địa 16g, nhục quế 4g, hắc phụ tử (chế) 8g, nhục thung dung 12g, ba kích 16g, bạc hà 6g, phục linh 12g, viễn chí 6g, sơn thù nhục 16g, thạch hộc 12g, mạch môn 12g, ngụ vị tử 4g, thạch xương bồ 6g.

Bài thuốc có công dụng: Bổ nạp nguyên dương, hóa đờm, khai khiếu. Điều trị các chứng: hạ nguyên hư suy, hư dương thượng phú, đờm nghịch, chân yếu không đi lại được, lưỡi rụt nói năng khó khăn, bí tiểu tiện.

Bài Lục vị gia giảm gồm: thục địa 16g, hoài sơn 12g, sơn thù 6g, trạch tả 8g, bạch linh 12g, đan bì 12g.

Trong ngũ quan khoa khi nói về mắt người ta thường dùng chữ “tinh”. Đông y cho rằng: “Tinh của khí ngũ tạng, lục phủ đều đi lên rót vào mắt cho nên mới gọi là tinh, cái ổ của tinh là mắt nên mới gọi là mắt tinh, tinh của khí là lòng trắng, tinh của cân (gân) là lòng đen, tinh của cốt (xương) là đồng tử, tinh của huyết là khóe mắt, tinh của nhục là ước thúc (ràng buộc) nhỡn bào (các dịch trong mắt) lấy tinh của cân cốt huyết khí, để liên hệ với mạch đi lên não. Khi bị các chứng bệnh ở mắt là do nhiệt nung nấu, làm cho tấu lý mở ra, phong tà nhập vào đó, tà của phong và nhiệt cùng hợp lại công vào mắt, làm cho mắt mờ, đau nhức, chảy nước mắt, có khi sưng đỏ mà đau. Nếu nhẹ thì gọi là ngoại chứng, hoặc sinh ra màng mộng. Nếu nặng thì tích nhiệt lại, sinh ra các chứng làm tổn thương con ngươi của  mắt”. Nếu sốt cao thì gia tri mẫu 12g, hoàng bá 12g gọi là bài Lục vị tri bá. Nếu sốt về chiều thì gia ngũ vị tử 6g gọi là Đô tấu thang. Để dẫn hỏa quy nguyên thì gia nhục quế 6g gọi là Thất vị địa hoàng thang. Nếu hỏa vượng hình kim (tâm hỏa vượng làm tổn thương phế kim) gia nhục quế 4g, phụ tử (chế) 4g gọi là sinh mạch Địa hoàng thang. Để chế dương nâng thủy gia tri mẫu 8g, hoàng bá 8g, xa tiền tử 12g, ngưu tất 8g, nhục quế 6g, phụ tử (chế) 6g gọi là Thận khí thang. Nếu gặp các chứng như thận khí hư không nhiếp được dịch, làm dịch dềnh lên biến thành đờm, sinh ra chứng đạo hãn (ra mồ hôi trộm), di tinh, chứng tiêu khát (uống nước vào tiêu ngay) rồi lại khát (chứng tiểu đường do phế âm hư). Hoặc mắc một số chứng lâm như đái giắt, chứng trọc (tiểu đục). Thận âm hư hỏa bốc lên sinh ra chứng lở môi miệng, viêm họng đều có thể dùng bài Lục vị gia giảm trên để điều trị.


BS. Nguyễn Xuân Hướng
Ý kiến của bạn