Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao thể trạng cho người mắc u tuyến nước bọt

26-08-2024 14:54 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Hoạt động thể chất thường xuyên là một trong những điều quan trọng giúp duy trì và tăng cường sức khỏe, đặc biệt là người bị u tuyến nước bọt. Vậy đâu là những bài tập thể dục tốt cho người bị u tuyến nước bọt?

Theo BS Đinh Hữu Tâm, khoa Giải phẫu bệnh (Bệnh viện TW Quân đội 108), khối u tuyến nước bọt là loại hiếm gặp có ở trong tuyến nước bọt tại khoang miệng, chiếm ít hơn 10% của tất cả các khối u đầu và cổ. Trong đó, ung thư tuyến nước bọt dưới hàm chỉ chiếm khoảng 8 - 15% trong tổng số người bệnh.

Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Nguyên nhân của u tuyến nước bọt hầu như không rõ ràng. Tiếp xúc với bức xạ như xạ trị liều thấp, nhiều lần chụp Xquang nha khoa là những yếu tố thường được nghi ngờ nhất đến sự phát triển của khối u tuyến nước bọt.

Khi mắc u tuyến nước bọt cần làm gì để hạn chế sự phát triển của bệnh tật và nâng cao thể trạng? Theo đó người bệnh cần:

- Không uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.

- Thường xuyên vệ sinh răng miệng đúng cách, súc miệng bằng nước muối ấm sau bữa ăn.

- Bổ sung các chất dinh dưỡng và uống nhiều nước.

- Cần thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời những bất thường, từ đó có thể được điều trị và tư vấn kịp thời.

Đặc biệt người bệnh cần tập thể dục thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao thể trạng cho người mắc u tuyến nước bọt- Ảnh 1.

Tập thể dục là một liệu pháp mang đến nhiều lợi ích cho hệ miễn dịch. Ảnh minh họa: TL

1.Lợi ích của các bài tập thể dục đối với người bệnh u tuyến nước bọt

Tập thể dục là một liệu pháp mang đến nhiều lợi ích cho hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục giúp thúc đẩy hoạt động của các tế bào miễn dịch. Nhờ đó, cơ thể có khả năng tự bảo vệ và chống lại mầm bệnh.

Ngoài những lợi ích nhìn thấy được, việc tập thể dục còn mang lại những giá trị tiềm ẩn cho cơ thể:

Giúp duy trì hệ thống miễn dịch tốt hơn: Có được hệ miễn dịch tốt có nghĩa là cơ thể có thể vượt qua các bệnh nếu cơ thể mắc phải. Ngoài ra việc luyện tập thể dục thường xuyên giúp rút ngắn thời gian hồi phục sau bệnh tật và chấn thương.

Xương chắc khỏe hơn: Loãng xương là một vấn đề đáng sợ ở người cao tuổi đặc biệt là ở những già mắc bệnh u tuyến nước bọt. Loãng xương làm hệ thống xương khớp trở nên yếu dần đi, dẫn đến những khó khăn trong cả những hoạt động nhẹ nhàng nhất. Với việc tập thể dục thường xuyên có thể chống lại sự mất mật độ xương và tăng cường sức mạnh cho xương để chúng trở nên dẻo dai, cứng cáp hơn. Từ đó cải thiện được tư thế cũng như vận động của cơ thể.

Giảm nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe tuổi già: Về già chúng ta có thể mắc nhiều bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, mất trí nhớ, mắc u ở nhiều bộ phận đặc biệt là u tuyến nước bọt. Việc tập thể dục giúp tăng cường kỹ năng vận động hàng ngày, giúp chống lại các triệu chứng của nhiều bệnh tật.

Ngoài ra, các hoạt động thể chất còn giúp phòng ngừa các tai nạn liên quan để tuổi già, giảm các cơn đau, giảm nguy cơ gây trầm cảm tuổi già. Vì thế những chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe khẳng định rằng hoạt động thể lực thường xuyên và hợp lý cũng được coi như là một phương pháp "thể dục chữa bệnh".

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cần luyện tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, hoạt động ở cường độ vừa phải. Hoặc cần 75 phút mỗi tuần hoạt động với cường độ mạnh.

Nếu những vấn đề sức khỏe mãn tính như mắc bệnh u tuyến nước bọt ảnh hưởng đến khả năng tập thể dục, hãy hoạt động thể chất ở mức độ và điều kiện cho phép.

2.Bài tập thể dục nhẹ nhàng cho người mắc bệnh u tuyến nước bọt

2.1 Bài tập căng ngực

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao thể trạng cho người mắc u tuyến nước bọt- Ảnh 3.

Cách thực hiện như sau:

- Đứng thẳng, quay mặt vào tường, người cách tường khoảng 1 bước chân, 2 chân rộng bằng vai, 2 tay duỗi thẳng thả lỏng.

- 2 tay chống vào tường, các bộ phận: chân, lưng và đầu thành một đường thẳng chếch với tường một góc 45 độ.

- Hít vào đồng thời đưa cơ thể về phía tường, hai chân giữ nguyên.

- Sau 2 – 4s trở về tư thế ban đầu.

- Thực hiện bài tập trên 15 – 20 lần trong ngày, chú ý khi thở nhịp nhàng với cử động cơ thể.

2.2 Bài tập xoay cơ thể

Cách thực hiện như sau:

- Ngồi thẳng lưng trên ghế.

- Hai tay dang rộng ngang vai.

- Cố gắng giữ hông cố định và xoay cánh tay sang trái, giữ yên trong 5 giây.

- Lặp lại với bên kia.

2.3 Nhảy lò cò một chân

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao thể trạng cho người mắc u tuyến nước bọt- Ảnh 4.

Cách thực hiện như sau:

- Đứng thẳng lưng, hai chân mở rộng nhưng hẹp hơn phần hông, mắt nhìn thẳng, hai tay thả lỏng tự nhiên.

- Tiến hành bật nhảy, một chân co, chân còn lại duỗi thẳng tiếp đất để làm trụ. Hai tay đánh trước sau một cách tự nhiên.

- Nhảy liên tục như vậy sao cho đều hai bên chân trong vòng 40 giây. Sau đó, nghỉ 10 giây.

2.4 Căng mắt cá chân

Cách thực hiện như sau:

- Ngồi trên mặt phẳng, duỗi thẳng hai chân.

- Từ từ nâng chân trái lên, đồng thời căng mắt cá chân.

- Xoa bóp các ngón chân khoảng 5 đến 10 lần.

- Lặp lại với chân kia.

2.5 Bài tập thể dục giảm mỏi toàn thân

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao thể trạng cho người mắc u tuyến nước bọt- Ảnh 5.

Cách thực hiện như sau:

- Đứng thẳng người, nâng chân phải lên trên và uốn cong đầu gối về phía mũi chân, giữ cho phần đùi và phần bắp chân vuông góc.

- Siết chặt hai chân để trụ vững cơ thể và căng chân trái thẳng hàng, các ngón chân phải được giữ thẳng hướng về phía đầu thảm.

- Nhấn hông, hạ thấp gối phải, siết chặt chân, giữ thân người thẳng, ép bụng, mở ngực, nâng hai cánh tay qua đầu, hai lòng bàn tay hướng vào nhau, đặt song song.

- Hít vào và thở ra trong 5 nhịp. Mỗi nhịp thở ra bạn rướn hai tay lên cao để tay không bị rớt xuống nhằm kéo căng thân người.

- Quay trở lại tư thế ban đầu và đổi chân.

2.6 Bài tập thể dục co giãn chân

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao thể trạng cho người mắc u tuyến nước bọt- Ảnh 6.

Cách thực hiện như sau:

- Đứng thẳng người.

- Từ từ khụy chân phải, chân trái bước lùi ra sau.

- Giữ chân trái càng thẳng càng tốt.

- Lặp lại với chân kia.

2.7 Mini squat

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao thể trạng cho người mắc u tuyến nước bọt- Ảnh 7.

Cách thực hiện:

- Đứng hai chân rộng bằng hông, giữ ngực và lưng thẳng.

- Cong đầu gối một chút, như thể bạn sắp ngồi xuống ghế.

- Giữ trọng lượng ở gót chân và đầu gối thẳng hàng với bàn chân. Tăng trở lại vị trí bắt đầu. Thực hiện 2-3 hiệp, lặp lại 12-15 lần.

2.8 Bài tập thể dục tư thế cánh bướm

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao thể trạng cho người mắc u tuyến nước bọt- Ảnh 8.

Cách thực hiện như sau:

- Ngồi thẳng lưng trên sàn, gập đầu gối và lòng bàn chân chạm vào nhau.

- Lấy hai bàn tay nắm lấy hai bàn chân.

- Nhẹ nhàng ấn đầu gối xuống sàn trong khi giữ thẳng lưng.

- Giữ căng trong 20-30 giây, sau đó thả ra. Lặp lại 2-3 lần.

2.9 Bài tập thể dục nhẹ nhàng cho cổ

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao thể trạng cho người mắc u tuyến nước bọt- Ảnh 9.

Cách thực hiện như sau:

- Vào tư thế chống hai tay và hai chân trên sàn giống như bốn cạnh của một chiếc bàn.

- Từ từ nâng đầu gối đẩy mông lên cao, cổ thả lỏng, mắt nhìn xuống dưới sàn, hai tay duỗi thẳng để đầu song song với hai tay và chân duỗi thẳng. Lúc này cơ thể của bạn sẽ tạo thành hình chữ V ngược.

- Ép bụng, duỗi thẳng lưng, nâng hông cao nhất có thể, mắt nhìn xuống sàn.

- Từ từ di chuyển tay lên phía ngang vai, chống hai lòng bàn tay xuống sàn. Sau đó, khụy khuỷu tay, đưa người về tư thế plank rồi hạ cơ thể xuống, khuỷu tay ở bên cạnh cơ thể.

- Hít vào, từ từ nâng ngực, vai, cằm, cổ lên bằng tay, tay chống thẳng và mở rộng vai. Cổ của lúc này sẽ được kéo căng và mắt sẽ hướng lên trần nhà. Phần đùi và bụng được siết chặt đặt trên sàn nhà.

Duy trì hơi thở bình thường trong khoảng 5 nhịp thở rồi thở ra và đưa người về lại tư thế chữ V ngược.

2.10 Chống đẩy với tường

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao thể trạng cho người mắc u tuyến nước bọt- Ảnh 10.

Cách thực hiện như sau:

- Đứng trước bức tường trống.

- Hơi nghiêng người về phía trước và đặt lòng bàn tay cố định trên tường, cánh tay và cẳng tay vuông góc với mặt tường.

- Giữ nguyên hai chân, từ từ đưa cơ thể về phía tường, đồng thời gập 2 khuỷu tay.

- Nhẹ nhàng đẩy người về phía sau để cánh tay thẳng về tư thế ban đầu.

- Thực hiện 3 – 5 set, mỗi set khoảng 20 lần.

2.11 Bước hành quân tại chỗ

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao thể trạng cho người mắc u tuyến nước bọt- Ảnh 11.

Cách thực hiện như sau:

- Đứng thẳng, nâng đầu gối phải lên cao hết mức có thể, thường tạo ở tư thế cẳng chân vuông góc với đùi.

- Hạ xuống, sau đó nhấc chân trái lên và tạo thành tư thế tương tự.

- Có thể kết hợp với nâng hạ tay đối với chân (khi nâng chân trái thì kết hợp nâng tay phải).

- Nâng và hạ chân liên tục và đều đặn khoảng 20 lần.

2.12 Tập thiền

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao thể trạng cho người mắc u tuyến nước bọt- Ảnh 12.

Đối với những người mới tập thiền tại nhà, có thể học thiền miễn phí qua các website học thiền online. Những chuyên gia sẽ hướng dẫn rất cụ thể từng bước thiền cơ bản đến nâng cao. Người tập thiền có thể tham khảo bài tập dưới đây.

2.11.1 Sử dụng đệm ngồi thiền tại nhà

Ngồi trên một tấm đệm hoặc một ghế tựa, với cột sống thẳng tự nhiên.

Thả lỏng cổ và vai, rũ bỏ những căng thẳng, tạp niệm ra khỏi đầu. Với những người mới tập thiền tại nhà, việc tập trung sẽ rất khó khăn. Hãy tập trung vào việc cảm nhận hơi thở của mình, hít vào, thở ra. Đôi mắt có tầm nhìn 180 độ, nhìn xuống sàn nhà, cách vị trí ngồi 3-4 bước chân.

Nếu ngồi trên ghế dựa, hãy cố gắng ngồi thẳng lưng, không khom người hay dựa vào ghế. Tư thế thẳng hết mức có thể.

Có 3 cách ngồi thiền, đó là: Ngồi xếp bằng chân thông thường, tư thế này phù hợp với những người mới học thiền. Tư thế ngồi bán già và tư thế kiết già. Hai tư thế này đòi hỏi trình độ cao hơn tư thế ngồi xếp bằng.

Tư thế bán già đòi hỏi người học thiền ngồi 2 chân gác lên nhau. Bàn chân trái sẽ gác lên chân phải hoặc ngược lại.

Tư thế kiết già còn được gọi là tư thế hoa sen. Tư thế này được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Để thực hiện tư thế này, hãy ngồi thẳng trên đệm, kéo bàn chân phải từ từ đặt lên đùi trái. Phần bàn chân đặt càng sát hông chân đối diện càng tốt. Và thực hiện ngược lại với chân còn lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải.

2.11.2 Tư thế của bàn tay khi ngồi thiền tại nhà

Có thể ngồi ở tư thế nắm tay và để trong lòng tạo thành hình chữ C. Vai thả lỏng và cạnh bàn tay ở giữa thân người (đây là vị trí hara trong thiền định). Lòng bàn tay để ngửa, một bàn tay để trên, một bàn tay để dưới. Hai bàn tay để dưới rốn một khoảng, vị trí có thể cảm thấy hơi thở vào - ra khỏi hara.

Người tập cũng có thể thả lỏng tay 2 bên hông hoặc ở bất cứ tư thế nào bản thân cảm thấy thoải mái nhất. Điều người tập cần là tập trung vào hơi thở của mình.

2.11.3 Tư thế của đầu khi ngồi thiền tại nhà

Người tập hãy giữ cho cằm hơi nghiêng như đang nhìn xuống dưới. Nếu mở mắt làm người tập cảm thấy sao nhãng thì có thể nhắm mắt. Khi nghiêng đầu nhẹ có thể nhìn xuống và quan sát được lồng ngực mình khi hít thở. Trong quá trình thở nên hít vào và thở ra bằng mũi. Miệng khép hờ, cơ hàm thả lỏng ở tư thế thấy thoải mái nhất.

2.11.4 Cách thở khi thiền tại nhà

Cách hít thở là vấn đề cốt lõi của việc học thiền. Thay vì ép buộc bản thân loại bỏ những suy nghĩ miên man trong đầu, hãy tập trung vào hơi thở của mình. Cần chú ý nhịp thở mà cơ thể mình cảm thấy thoải mái nhất chứ không phải theo dõi từng bước thở của mình. Không cần nhớ cảm giác hay giải thích việc thở của mình thế nào. Hãy cảm nhân và tận hưởng từng hơi thở trong mỗi khoảnh khắc của mình.

Hãy cố gắng cảm nhận hơi thở bằng tất cả các giác quan. Tưởng tượng như có 1 dòng năng lượng nhỏ di chuyển qua gan bàn chân hoặc đầu gối rồi truyền xuống mặt đất. Người tập sẽ cảm nhận thấy sự mở rộng nhỏ đi qua cột sống và ra khỏi đỉnh đầu.

Cũng đừng quên để ý âm thanh của hơi thở. Trong tâm trí, hãy kết nối hơi thở với một nguyên âm trầm ấm, sâu lắng. Có thể bắt đầu từ "a", sau đó chuyển sang "ây", "i", "o"... Thực hiện quá trình này càng lâu, càng chậm, người tập sẽ càng dễ dàng cảm nhận thấy những thay đổi tích cực từ bên trong cơ thể.

2.11.5 Hẹn giờ khi thiền tại nhà

Sau khi đã nắm rõ được tư thế ngồi thoải mái và cách hít thở, hãy cài đặt thời gian học thiền thích hợp cho mình. Trong tuần đầu tiên, có thể bắt đầu với khoảng thời gian ngắn từ 3-5 phút. Thời gian học thiền tại nhà tăng dần lên nửa tiếng hoặc nhiều hơn nếu bạn có nhiều thời gian.

2.11.6 Quá trình xả thiền sau khi thiền tại nhà

Sau khi ngồi thiền xong, quá trình xả thiền cũng vô cùng quan trọng. Người tập cần xả thiền đúng cách để tránh các tác động không mong muốn. Không nên đứng lên ngay sau khi quá trình thiền kết thúc.

Hãy thực hiện một số động tác vận động nhẹ cho cơ thể trước khi đứng lên. Dùng 2 bàn tay cọ xát vào nhau, khi tay ấm lên, hãy xoa nhẹ lên vùng mắt. Vuốt nhẹ dọc theo sống mũi đến cằm và 2 bên vành tai. Bóp chân và xoay cổ, lưng và hông để giãn cơ, lưu thông khí huyết.

3. Khi nào người bệnh u tuyến nước bọt nên tránh tập thể dục?

Không nên tập thể dục vào thời điểm quá sớm (khoảng từ 4-6 giờ sáng). Lúc này nhiệt độ ngoài trời vẫn còn thấp, độ ẩm cao khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm lạnh khi ra ngoài. Đặc biệt là vào mùa đông, thời điểm mặt trời mọc có thể muộn hơn. Vì vậy, nên tránh ra ngoài tập luyện vào khung giờ này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh việc lựa chọn khung giờ tập luyện phù hợp với bản thân, nên quan tâm đến thể trạng sức khỏe, thời tiết bên ngoài.

Tránh tập luyện ngay sau khi ăn no hoặc quá đói. Sau khi ăn no, cơ thể cần thời gian nghỉ ngơi để có thể tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa năng lượng cho cơ thể hoạt động. Trong khoảng 1-2 tiếng sau ăn, không nên vận động mạnh cũng như tránh thực hiện các bài tập nặng, vận động nhiều nhóm cơ bởi có thể gây co thắt dạ dày, trướng bụng và nôn mửa.

Tránh tập luyện khi thời tiết quá lạnh. Nếu nhiệt độ bên ngoài xuống dưới mức cơ thể có thể chịu đựng được nên cân nhắc việc ra ngoài tập luyện. Năng lượng trong cơ thể được sử dụng nhiều cho việc làm ấm cơ thể nên khi tập có thể khiến bạn mệt mỏi nhanh hơn cộng thêm sức đề kháng suy giảm trong môi trường nhiệt độ thấp có thể khiến dễ bị cảm lạnh hơn.

Tránh tập luyện khi thể trạng cơ thể không tốt. Khi cảm thấy cơ thể không khỏe hoặc đang mắc bệnh nên đợi đến khi khỏi hẳn rồi mới tập luyện trở lại. Khi có dấu hiệu khó chịu bất thường nào như đau ở chi, nhịp tim nhanh, khó thở, đau ngực hoặc chóng mặt, hoa mắt, hãy dừng bài tập ngày và tìm kiếm trợ giúp y tế.

U tuyến nước bọt mang tai có đáng lo?U tuyến nước bọt mang tai có đáng lo?

SKĐS - Khối u tuyến nước bọt hầu hết là lành tính và thường được phát hiện ở tuyến mang tai.

Sưng góc hàm 8 năm, đi khám người đàn ông bất ngờ bị u tuyến nước bọtSưng góc hàm 8 năm, đi khám người đàn ông bất ngờ bị u tuyến nước bọt

SKĐS - Khối sưng góc hàm đã xuất hiện từ 8 năm trước, nhưng không gây đau, không ảnh hưởng đến ăn uống nên người bệnh chủ quan không đi khám. Đến khi mặt sưng lệch, bệnh nhân mới đi khám và được phát hiện mắc u tuyến nước bọt.


L.Vũ (t/h)
Ý kiến của bạn