Hà Nội

Những bài kiểm tra Ngữ văn 'kinh dị' khiến người đọc té ngửa

25-02-2015 13:49 | Thời sự
google news

Giải thích về câu tục ngữ 'Gần mực thì đen', một học sinh cho biết: 'Mực là con mực dùng để viết'.

Loạt bài kiểm tra dưới đây được một thầy giáo công tác tại TP HCM chia sẻ trong suốt 5 năm làm công việc chấm bài.

Các bài văn bị nhận xét là diễn tả một cách ngây ngô, sai lệch về kiến thức. Người đọc không khỏi giật mình trước những lý giải mơ hồ, ngoài sức tưởng tưởng về tác giả, tác phẩm của học trò.

"Với tiêu đề Đọc để suy ngẫm về cái học ngày nay, loạt ảnh chụp này không nhằm mục đích bỡn cợt bất kỳ ai mà chỉ nhằm mục đích làm sao để các em học sinh nhận thấy được những sai sót. Mình nhận thấy trên thực tế, một bộ phận không nhỏ học sinh chưa có ý thức học để làm gì, học cho ai, học như thế nào? Qua đây, mình mong mỏi các em suy nghĩ chín chắn hơn, đừng viết những "áng văn" như thế này nữa'', thầy giáo chia sẻ.

Cùng đọc và suy ngẫm về những bài văn 'kinh dị' của học trò:

1-6176-1424829967.jpg

Lý giải về câu thơ "Đầu trò tiếp khách trầu không có" (Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến), học trò viết: Trầu không có là trầu chỉ tiếp khách thôi, trầu đã héo nên tác giả không thể thu hoạch được".

2-2041-1424829967.jpg

Câu thơ "Dừng chân đứng lại trời non nước" (Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) được học sinh giải thích: Lúc đó trời còn sáng dừng chân đứng lại để hóng gió, trời non nước là nước còn trong xanh, nước trong.

10635745-852261031461516-46771-1616-4300

Một học sinh giải thích "bá đạo" về câu thơ trong tác phẩm Qua đèo Ngang: Là tình yêu cô đơn, chỉ một người yêu đơn phương.

1908268-733995456621408-368562-9192-2251

Học trò giải thích câu tục ngữ "Gần mực thì đen" theo cách khó tưởng tượng.

10151927-733995609954726-12418-3953-5363

Một quan điểm về đức khiêm tốn được học trò phát biểu: "Lòng khiêm tốn là lòng kiên trì, nhẫn nại".

10171043-733995499954737-33844-2005-9516

Một học sinh khác tiếp tục đưa khái niệm khác lạ về đức khiêm tốn.

10988968-901672873186998-20419-6610-2870

Lời giải thích về câu tục ngữ "Một miếng khi đói bằng một gói khi no" của học trò: "Có một bạn đang ăn thì bỗng nhiên bạn đó vứt đi thức ăn. Mình lại khuyên bạn là "Đói cho sạch, rách cho thơm", bạn đó thấy buồn và chạy đi mua đồ ăn khác''.

Sơn Anh

 

 


Ý kiến của bạn