Những ai sử dụng được cao hổ?

04-07-2008 09:01 | Tin nóng y tế
google news

Tôi năm nay 70 tuổi bị tăng huyết áp, đã điều trị thuốc hạ huyết áp, gần đây đau nhức xương, có dùng được cao hổ không? Cách dùng?

Tôi năm nay 70 tuổi bị tăng huyết áp, đã điều trị thuốc hạ huyết áp, gần đây đau nhức xương, có dùng được cao hổ không? Cách dùng?

Phạm Văn Hà (Gia Lâm - Hà Nội)

Việc dùng động vật làm thuốc đã được sách vở ghi chép từ hàng ngàn năm nay. Một số xương, sừng qua thực tiễn sử dụng ông cha ta đã biết tác dụng rất quý của chúng, đó là sừng tê giác, lộc nhung, xương gấu, xương hổ...

Hổ tên khoa học: Panthera Tigris L. thuộc họ mèo. Khi nấu cao, người xưa dùng toàn bộ xương. Sau khi nấu thành cao Đông y thấy cao có tính ấm, vào 2 kinh can và thận. Tác dụng: bổ gân cốt, trục phong hàn.

Sách Y dược tính bản thảo ghi: Hổ cốt chữa các chứng đau xương, đau gân, thân thể tê liệt, đi lại đau, đau bụng, thương hàn sốt rét, trừ nọc độc chó cắn. Không dùng cho người âm hư hỏa vượng.

Cách dùng cao hổ: Ngâm rượu hoặc cho vào thang thuốc sắc uống.

Nấu cháo: Mỗi lần uống từ 6-8g, thái nhỏ cho vào bát cháo nóng quấy tan và ăn.

Bài hổ cốt hoàn: Bạch linh 20g, táo nhân 20g, ngưu tất 20g, xuyên khung 20g, địa hoàng 20g, nhục quế 20g, đương quy 20g, hổ cốt 20g, phòng phong 20g. Sắc uống ngày một thang.

Chú ý: Người tăng huyết áp dùng hết sức thận trọng nếu có chứng âm hư hỏa vượng thì không dùng.

PSG.TS. Dương Trọng Hiếu


Ý kiến của bạn