1. Tại sao phải tiêm phòng cúm?
Tiêm vaccine phòng cúm là rất quan trọng. Thống kê cho thấy, hàng năm virus cúm gây ra nhiều ca nhập viện, biến chứng lâu dài, thậm chí tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người bệnh suy giảm miễn dịch, người bệnh đường hô hấp.
Tuy nhiên, ngay cả với những người trẻ và khỏe mạnh vẫn có nguy cơ truyền bệnh cho những người xung quanh, đặc biệt là những người có thể bị biến chứng nặng.
Ngoài ra, trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh và tử vong do cúm.
2. Ai nên tiêm phòng cúm?
Bất kỳ ai từ 6 tháng tuổi trở lên, có bệnh nặng hay không, đều nên tiêm phòng cúm. Việc tiêm phòng cúm sẽ giúp giảm nguy cơ cao bị các biến chứng nặng của bệnh cúm, đồng thời bảo vệ những người xung quanh không bị lây cúm.
Những người từ 65 tuổi trở lên có khả năng bị suy giảm miễn dịch sớm hơn so với những người dưới 65 tuổi. Do đó, có thể cân nhắc sử dụng một loại vaccine cúm hiệu lực cao hơn. Tuy nhiên, cũng cần thảo luận với bác sĩ xem có cần thiết để tiêm loại vaccine này hay không.
3. Ai không nên tiêm?
Những người không nên tiêm phòng cúm:
- Có phản ứng dị ứng với vaccine cúm trước đó.
- Dị ứng với bất cứ thành phần nào của vaccine cúm.
- Mắc phải một biến chứng thần kinh hiếm gặp Guillain-Barré do vaccine cúm.
Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vaccine phòng cúm.
Nên tiêm phòng cúm ngay khi có thể.
4. Tiêm vaccine phòng cúm có bị cúm?
Tiêm phòng cúm bảo vệ bạn không bị mắc cúm, vì vaccine cúm chứa một phiên bản không hoạt động của virus cúm mà hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể nhận ra và ngay lập tức sẽ tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại virus. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp tiêm phòng cúm rồi vẫn bị mắc do vaccine chưa đủ thời gian tác động, chủng cúm mắc phải không có trong vaccine...
Sau tiêm vaccine phòng cúm, có thể gặp một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau đầu trong vài ngày hoặc đau ở chỗ tiêm.
5. Thời điểm nào nên tiêm phòng cúm?
Mùa cúm cao điểm nhất thường gặp vào mùa thu và mùa đông, vì vậy mọi người thường tiêm phòng cúm vào giữa tháng 9, tháng 10 và tháng 11. Tuy nhiên, virus cúm có quanh năm, do đó, tiêm vaccine phòng cúm bất kỳ lúc nào có thể.
6. Có thể bị cúm ngay cả khi bạn đã tiêm phòng cúm?
Tiêm vaccine cúm không hẳn giúp bạn không nhiễm cúm mà mục tiêu của vaccine cúm là đảm bảo không bị biến chứng nặng hơn (như nhập viện, tử vong, tràn dịch phổi thứ phát…) nếu mắc cúm.
Đồng thời, việc tiêm phòng cúm có thể bảo vệ những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng của bệnh cúm.
7. Có thể tiêm phòng cúm và vaccine phòng COVID-19 cùng lúc?
Việc tiêm cả hai loại vaccine phòng cúm và phòng COVID-19 là có thể chấp nhận và an toàn. Trên thực tế, một số công ty hiện đang nghiên cứu kết hợp hai loại vaccine này thành một mũi tiêm. Vì vậy, đây có thể là vaccine kết hợp cúm và COVID-19 trong tương lai.
8. Có thể bị nhiễm COVID-19 và bệnh cúm cùng một lúc không?
Nhiễm đồng thời cúm và COVID-19 (được gọi là "flurona") mặc dù rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra. Thống kê cho thấy, có nhiều người bị cả COVID-19 và cúm. Đó là lý do tại sao nên tiêm vaccine phòng cúm và vaccine phòng COVID-19, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng cao, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ nhỏ...
9. Có nên tiêm phòng cúm liều thứ hai nếu mùa cúm kéo dài?
Thông thường, một mũi tiêm phòng cúm mỗi mùa là đủ bảo vệ cơ thể đến mùa cúm tiếp theo. Tuy nhiên, một số người bị suy giảm miễn dịch, như bệnh nhân ung thư đang điều trị hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch, có thể cần tiêm phòng cúm thứ hai sau 6 tháng. Việc có cần tiêm mũi phòng cúm tăng cường hay không cần có ý kiến của bác sĩ.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Dự báo- Sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục gia tăng, nguy cơ cao thành dịch lớn.