Hà Nội

Những ai không nên ăn giá đỗ?

20-10-2024 06:15 | Cảnh giác thực phẩm
google news

SKĐS - Giá đỗ rất giàu chất dinh dưỡng, ăn điều độ thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên có một số lưu ý như trường hợp nào không nên ăn giá đỗ.

Giá đỗ là nguồn cung cấp protein và vitamin lành mạnh, có lượng calo thấp và không chứa chất béo. Giá đỗ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, góp phần cải thiện quá trình trao đổi chất, điều chỉnh mức cholesterol, tăng mật độ xương, hỗ trợ giảm cân, giảm lo lắng và căng thẳng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng cường sức khỏe tim mạch.

1. Lợi ích sức khỏe của giá đỗ

Những ai không nên ăn giá đỗ?- Ảnh 1.

Giá đỗ giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Giàu chất dinh dưỡng

Đỗ xanh là một nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng thành phần dinh dưỡng của chúng tiếp tục được cải thiện trong quá trình nảy mầm. Giá đỗ cung cấp vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác mà cơ thể cần mà không cần thêm quá nhiều đường, natri hoặc chất béo bão hòa.

Một chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có liên quan đến việc giảm nhẹ nguy cơ mắc bệnh tim, đái tháo đường

Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Giá đỗ xanh chứa nhiều flavonoid, acid phenolic và các hợp chất khác có đặc tính chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp ổn định các gốc tự do và chống lại stress oxy hóa, có thể liên quan đến các bệnh mạn tính và thoái hóa.

Tốt cho tiêu hóa

Đỗ xanh dễ tiêu hóa hơn sau khi nảy mầm. Đó là vì việc nảy mầm giúp giải phóng các enzyme từ thực vật có thể giúp cơ thể hấp thụ khoáng chất tốt hơn. Điều này có thể cải thiện tiêu hóa, giảm đầy hơi và cải thiện sức khỏe đường ruột tổng thể.

Không tăng lượng đường trong máu

Giá đỗ có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Thực phẩm có GI thấp có xu hướng không làm tăng lượng đường trong máu và có thể làm giảm các biến chứng cũng như giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và béo phì.

Có thể giúp trái tim khỏe mạnh

Giá đỗ có thể giúp điều chỉnh huyết áp, cholesterol và mức chất béo trung tính (chất béo trong máu). Một khẩu phần giá đỗ xanh cung cấp 29% lượng vitamin K mà hầu hết mọi người cần hàng ngày. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu vitamin K có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch liên quan đến xơ vữa động mạch (khi chất béo, cholesterol và các chất khác tích tụ trong cơ thể trên thành động mạch).

Tốt cho mắt

Giá đỗ có nhiều chất chống oxy hóa, giúp chống lại stress oxy hóa và giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp do tuổi tác.

2. Ăn giá đỗ cần chú ý gì?

Những ai không nên ăn giá đỗ?- Ảnh 3.

Ăn giá đỗ nấu chín an toàn.

Điều cần lưu ý là vi khuẩn gây bệnh do thực phẩm có thể phát triển nhanh trong quá trình nảy mầm. Các điều kiện lý tưởng như nhiệt độ ấm áp, môi trường ẩm ướt và đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất giúp mầm phát triển to và khỏe.

Giá đỗ được làm trong điều kiện môi trường ẩm ướt cần thiết cho quá trình nảy mầm cũng là điều kiện lý tưởng, thuận lợi để vi khuẩn phát triển, xâm nhập vào cơ thể chẳng hạn như Salmonella, Listeria hoặc E.coli gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa và đau bụng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo người tiêu dùng, để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tuyệt đối không ăn giá đỗ sống. Đặc biệt là các nhóm đối tượng như: Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có suy giảm miễn dịch nên tránh ăn bất kỳ loại giá đỗ sống nào. Tốt nhất chỉ nên ăn giá đỗ sau khi đã nấu chín hoàn toàn.

Giá đỗ - Món rau lý tưởng làm đẹp dángGiá đỗ - Món rau lý tưởng làm đẹp dáng

SKĐS - Đậu tương sau khi làm thành giá đỗ, dinh dưỡng càng thêm phong phú, trong đó – caroten tăng gấp 3 lần, vitamin B1 tăng gấp 4 lần, vitamin C tăng gấp 4-5 lần.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm mà ai cũng cần phải biết.



Mỹ Uyên
Ý kiến của bạn