Nhức mỏi mắt, nhìn mờ, đeo kính thấy rõ hơn nhưng không phải…cận thị!

04-05-2022 14:00 | Y tế

Làm việc nhiều với máy vi tính hoặc sau một đợt học tập thi cử kéo dài, một số bạn học sinh, sinh viên có cảm giác mắt kém đi rất nhiều, đeo thử kính cận thấy sáng, rõ hơn…Nhưng chỉ sau 1 - 2 tuần mắt sẽ bị nhức mỏi, thường xuyên đau đầu, nhìn lúc mờ, lúc rõvà sau thì nhìn mọi thứ mờ hẳn đi…

Đó là câu chuyện của của T.H.Y 19 tuổi, ở Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội nhưng cũng là chuyện của không ít người khác.

Kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ, giúp nữ sinh viên "thoát được team 4 mắt"

Tháng 9/2021, Y. trở thành tân sinh viên Trường Đại học Kinh doanh công nghệ Hà Nội. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, như hàng ngàn sinh viên đại học khác Y. được nhập học online, khai giảng trực tuyến, học tại nhà bằng điện thoại … Niềm vui của Y. như bé dần, bé dần bởi em luôn thấy mệt mỏi mỗi khi phải ngồi học với màn hình, mắt cứ lúc sáng, lúc mờ. Lúc đầu em còn ngồi được hết buổi học, sau đó đôi khi em vào mạng rồi mà không học tiếp được và phải bỏ dở .

Đến khi dịch tạm lui, nhà trường tổ chức khám sức khỏe, Y. lại bị F0 nên không đi khám được. Hôm nay được nhà trường giới thiệu đến khám mắt tại Bệnh viện Mắt HITEC (51-53-55 Trần Nhân Tông, Hà Nội), Y. mới tá hỏa vì nếu không đến đây chắc Y. đã vô tình trở thành thành viên của "team 4 mắt"!

Lúc đến, thị lực mắt phải của Y. chỉ đạt 2/400 (tương đương với 0,5/10); mắt trái khá hơn nhưng cũng chỉ đạt 20/40 (tương đương với 5/10). Đo khúc xạ tự động: Mắt phải cận tới 2D, mắt trái cận 0,5D kèm theo có loạn thị nhẹ. Khi thử kính với số này cả hai mắt của Y. đều đạt 20/20 ( tương đương với 10/10). Y. vui lắm vì thấy mắt sáng bừng sau bao ngày mệt mỏi, em định ra mua kính ngay…

Nhức mỏi mắt, nhìn mờ, đeo kính thấy rõ hơn nhưng không phải…cận thị! - Ảnh 1.

BS Đỗ Minh Đức thăm khám cho bệnh nhân

Tuy nhiên khi khám bệnh, qua hỏi tìm hiểu bệnh sử của Y. và bằng kinh nghiệm lâm sàng của mình, BS Đỗ Minh Đức thấy "nghi ngờ" nên đã chỉ định cho em tra thuốc liệt điều tiết để khám lại. Và thật diệu kỳ, sau gần 60 phút chờ đợi, đo lại khúc xạ thì độ cận của Y. "bay đâu hết". Lúc này không cần kính, dù đồng tử còn giãn, hai mắt của Y. đã đạt thị lực 20/25 (tương đương với 8/10) và "chắc chắn khi hết tác dụng của thuốc giãn đồng tử, mắt của Y. sẽ đạt thị lực tốt hơn"- BS Đỗ Minh Đức giải thích. 

Mắt của Y. có dấu hiệu của cận thị giả - cận thị tạm thời (Pseudomyopia) hay còn gọi là "co quắp điều tiết": tình trạng suy giảm thị lực do mắt làm việc quá tải, phải điều tiết để học tập và làm việc nhìn gần trong thời gian dàivới tâm lý căng thẳng. Ngoài ra, môi trường không đủ ánh sáng khi sinh hoạt, học tập, làm việc, mắt không đủ thời gian nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thiết bị điện tử, đọc sách với cự ly gần kéo dài … cũng là những tác nhân nguy cơ gây tình trạng này.

"Khi đó, bệnh nhân không cần đeo kính, chỉ cần được cho mắt nghỉ ngơi và bổ sung một chút thuốc bổ dưỡng mắt hoặc nước mắt nhân tạo. Động tác tra thuốc liệt điều tiết để kiểm tra khúc xạ cũng chính là một liều thuốc hữu ích cho mắt cận thị giả được "buông lỏng" điều tiết để trở về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, dù được chẩn đoán cận thị tạm thời, bệnh nhân vẫn cần đi khám mắt định kỳ mỗi 3 - 6 tháng để theo dõi sức khỏe mắt"- BS Đức nói.

Nhận biết các dấu hiệu của cận thị giả

Dấu hiệu của cận thị giả tương tự như cận thị thật bởi vậy nhiều người dễ bị "ngộ nhận" nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh này. Cụ thể như:

- Mắt nhức mỏi, kèm theo đau nhức đầu, mệt mỏi làm việc kém hiệu quả

- Nhìn mờ, lúc mờ lúc rõ

- Chảy nước mắt 

- Khả năng nhìn xa, nhìn tập trung vào 1 điểm kém hơn.

- Mắt phải nheo lại mới nhìn rõ.

Chỉ khác, nếu cận thị giả các dấu hiệu trên sẽthuyên giảm hoặc mất sau khi được nghỉ ngơi hợp lý mắt sẽ cải thiện được thị lực rõ rệt và trở lại bình thường. 

BS Đỗ Minh Đức nhấn mạnh, cận thị giả không khó chữa nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn tới chứng cận thị thật. Thật cẩn thận khi sắm cho mình cặp kính lần đầu tiên, nhất là ở trẻ nhỏ vì những lần sau, khi đến các tiệm kính thường có xu hướng căn cứ vào số kính lần đầu  để điều chỉnh. Trường hợp như của bạn sinh viên Y. rất dễ xảy ra vì ở lứa tuổi 18 – 19, độ cận thường đã ổn định và nhân viên bán kính không có trình độ chuyên môn rất dễ dàng chấp nhận cắt kính với số khúc xạ đo được mà bỏ qua bước dùng thuốc liệt điều tiết.

Khuyến cáo của chuyên gia

Nhức mỏi mắt, nhìn mờ, đeo kính thấy rõ hơn nhưng không phải…cận thị! - Ảnh 2.

Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC đang tổ chức chương trình CHĂM SÓC MẮT HẬU COVID MIỄN PHÍ nhằm khám, phát hiện, tư vấn và điều trị các bệnh về mắt: tình trạng nhược thị, tật khúc xạ, viêm bờ mi, khô mắt - nhức mỏi mắt do điều tiết quá mức, cận thị giả…

Từ thực tế khám chữa bệnh về mắt cho nhiều người bệnh, chuyên gia bệnh viện mắt HITEC khuyến cáo:

- Khi có dấu hiệu suy giảm thị lực, trước hết hãy thực hiện một số bài tập thể dục mắt đơn giản, để mắt được nghỉ ngơi thư giãn đúng cách. Sau khi làm như vậy mà mắt vẫn chưa cải thiện bạn cần đến cơ sở y tế uy tín đến thăm khám và điều trị.

- Cần thường xuyên bổ sung các vitamin A, B, D,... đầy đủ trong các thực phẩm hàng ngày.

- Với học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòngvận dụng nguyên tắc 20 – 20 – 20 linh hoạt bằng cách cho mắt nghỉ ngơi từ 5 - 10 phút sau mỗi giờ học tập, làm việc;

- Không quên chớp mắt, thực hiện các động tác massage, tập thể dục cho mắt khi cảm thấy mệt mỏi;

- Phòng làm việc nên có cây xanh, các đồ vật màu xanh để nhìn vào mỗi khi thấy mắt mỏi mệt;

- Giữ khoảng cách hợp lý từ mắt đến màn hình máy tính, điện thoại, sách vở… không nhìn quá gần trong một thời gian dài liên tục;

- Làm việc, sinh hoạt trong môi trường có ánh sáng tốt: đủ ánh sáng, nên là ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng đèn vàng;

- Tăng cường tham gia các hoạt động sinh hoạt ngoài trời. 

"Hãy lựa chọn những địa chỉ khám và các dịch vụ kính mắt uy tín, có bác sỹ chuyên khoa mắt, không nên chạy theo các gói dịch vụ giá rẻ hay khám "tạm" tại các cửa hàng bán kính mắt thông thường, gần nhà không đảm bảo chất lượng"- các chuyên gia của Bệnh viện HITEC lưu ý.

Nhức mỏi mắt, nhìn mờ, đeo kính thấy rõ hơn nhưng không phải…cận thị! - Ảnh 3.

Thanh toán BHYT cho người đến khám chữa bệnh tham gia BHYT tại Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC

Hiện nay, Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC đang tổ chức chương trình CHĂM SÓC MẮT HẬU COVID MIỄN PHÍ nhằm khám, phát hiện, tư vấn và điều trị các bệnh về mắt: tình trạng nhược thị, tật khúc xạ, viêm bờ mi, khô mắt - nhức mỏi mắt do điều tiết quá mức, cận thị giả…

Đối tượng: học sinh, sinh viên, thầy cô giáo, phụ huynh và nhân viên văn phòng

Chương trình bắt đầu: từ ngày 01/4/2022 vào các buổi chiều thứ 4 và thứ 5 hàng tuần từ 13:30 đến 17:00

Hình thức khám: Khám TRỰC TIẾP tại 3 cơ sở của Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC:

1. Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội: Số 51-53-55 Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT. 024 7778 6868, ấn phím 1.

2. Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: Số 55 Hàm Long, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT. 024 7778 6868, ấn phím 2.

3. Phòng khám mắt kỹ thuật cao: Số 480 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. ĐT. 024 7778 6868 ấn phím 3.

Hotline: 0984.122.153

Website: https://benhvienmat.vn

Liênhệ: m.me/hethongbenhvienmathitec

Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC – Tận tâm cho đôi mắt sáng!


PV
Ý kiến của bạn