Nhu cầu chất kẽm hằng ngày

17-03-2012 16:12 | Phòng mạch online
google news

Kẽm là một khoáng chất quan trọng cần thiết cho sự sống. Thiếu kẽm, các chức năng của cơ thể sẽ khó hoạt động, gây mất cân bằng lượng đường trong máu,

Kẽm là một khoáng chất quan trọng cần thiết cho sự sống. Thiếu kẽm, các chức năng của cơ thể sẽ khó hoạt động, gây mất cân bằng lượng đường trong máu, tỷ lệ trao đổi chất diễn ra chậm, nhận thức kém về mùi và hương vị, sự phân chia tế bào và tổng hợp DNA của cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Những dấu hiệu khi thiếu kẽm

Tình trạng thiếu kẽm rất hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra (chủ yếu là do cơ thể không dự trữ đủ lượng khoáng chất). Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như: Chán ăn, suy giảm chức năng hệ thống miễn dịch, rụng tóc, tiêu chảy, mắt và da bị tổn thương, sút cân, vết thương lâu lành, tốc độ tăng trưởng chậm hoặc bất thường ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em...

 Thịt bò......

Những ai có nguy cơ thiếu kẽm?

Nhu cầu kẽm cần được hấp thu hằng ngày để duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể. Ở một số người, nguy cơ thiếu hụt kẽm thường xảy ra, cụ thể là những đối tượng sau: Người ăn chay (những người thường xuyên ăn chay sẽ phải cần đến hơn 50% nhu cầu kẽm trong chế độ ăn uống so với những người không ăn chay), người bị rối loạn tiêu hóa, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ lớn chỉ bú sữa mẹ (trẻ dưới 7 tháng tuổi được bổ sung đủ nhu cầu kẽm hàng ngày từ sữa mẹ.
 
Sau thời gian này, nhu cầu kẽm tăng 50% và nếu chỉ bú sữa mẹ thì không đáp ứng đủ), người nghiện rượu (50% người nghiện rượu cũng có nồng độ kẽm thấp vì họ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng (do bị tổn thương đường ruột từ việc uống rượu quá nhiều), hoặc bởi vì kẽm tiết ra nhiều hơn trong nước tiểu của họ)... 
 ...... và hạt bí ngô tươi là những thực phẩm giàu kẽm.

Nhu cầu kẽm hằng ngày

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu kẽm cần bổ sung hằng ngày cho các lứa tuổi như sau:

- Trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày

- Trẻ sơ sinh 7 - 11 tháng tuổi: 3 mg/ngày

- Trẻ em 1 - 3 tuổi: 3 mg/ngày

- Trẻ em 4 - 8 tuổi: 5 mg/ngày

- Trẻ em 9 - 13 tuổi: 8 mg/ngày

- Nam 14 tuổi trở lên: 11 mg/ngày

- Nữ 14 - 18 tuổi: 9 mg/ngày

- Nữ 19 tuổi trở lên: 8 mg/ngày

- Phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở lên: 11 - 12 mg/ngày

- Phụ nữ đang cho con bú từ 18 tuổi trở lên: 12 - 13 mg/ngày

Do cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh khoáng chất quan trọng này, vì vậy việc ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm hằng ngày là rất cần thiết. Những nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm: hàu, thịt bò, cua biển, tôm, hạt bí ngô tươi...

Để nhận được nhiều kẽm hơn từ chế độ ăn uống, nên chú ý:

- Hạn chế uống rượu và cà phê, hai thứ này đều kích thích việc đi tiểu. Bạn càng đi tiểu nhiều thì lượng kẽm trong cơ thể càng bị bài tiết ra ngoài nhiều hơn.

- Không nấu nướng thực phẩm quá chín: Hấp cách thủy, nướng hay luộc sẽ cắt giảm lượng kẽm trong thực phẩm đi một nửa, nhất là với đậu.

Tuy nhiên, không nên bổ sung quá liều chất kẽm vì việc ngộ độc kẽm có thể xảy ra, đặc biệt là khi lạm dụng thuốc ho và thuốc cảm. Khi sử dụng kẽm quá liều, có thể gặp triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, cảm giác đắng trong miệng, tiêu chảy, chuột rút...  

  Bác sĩ  Phạm Huy


Ý kiến của bạn