Đôi lúc chúng ta sẽ khám phá một cách ngạc nhiên rằng, một số người đã khống chế ăn uống một cách thận trọng, cân nặng lại cứ tăng lên; một số người ăn uống thoải mái, hưởng hết sơn hào hải vị, họ vẫn cứ “duyên dáng”. Nguyên do là sự tác dụng của thức ăn đối với cơ thể khác nhau ở mỗi nhóm máu, tức nhóm máu khác nhau đã quyết định sự tận dụng thức ăn của cơ thể. Đây là quan điểm do chuyên gia “liệu pháp tự nhiên” lừng danh người Mỹ - Bác sĩ Peter Darmstadt đưa ra.
Giữa nhóm máu và ăn uống có liên quan như thế nào? Nhà khoa học nghiên cứu khám phá, mỗi nhóm máu có một kháng nguyên nhất định, phát sinh tác dụng khác nhau với những chất khác nhau, đặc biệt là prothrombin thực vật - một loại protein bám trong thức ăn có thể làm đông máu. Các thức ăn khác nhau đều có chứa prothrombin thực vật khác nhau, nếu nó xảy ra phản ứng với kháng nguyên, sẽ gây phá hỏng hồng cầu, bạch cầu, theo đó gây ra nhiều rối loạn, tổn hại sức khỏe đường ruột, hệ thần kinh và các cơ quan khác.
Nhóm máu quyết định ẩm thực
Nhà nghiên cứu qua nhiều năm thăm dò đưa ra kết luận: một số prothrombin thực vật có thể hòa tan với các nhóm máu, một khi chúng “gặp nhau” sẽ sản sinh chất kháng sinh, chống viêm, đạt hiệu quả cân nặng lý tưởng và trì hoãn lão hóa. Dựa vào khám phá này, nhà khoa học đưa ra một số thực đơn, cung cấp cho người thuộc các nhóm máu khác nhau tham khảo:
Người nhóm máu O thích hợp thức ăn giàu đạm:
Nhóm máu O là nhóm rất cổ xưa, nhóm này tiêu hóa rất tốt đối với thức ăn giàu đạm như thịt, rau, nhưng có “khẩu vị” rất xấu với ngũ cốc.
Người nhóm máu O nên dùng: thịt bò (trâu), thịt dê và thịt nai, cá trích, trứng gà, sữa bò, đậu hũ, bơ, tỏi, củ cải, xà lách, củ hành, khoai lang, bí rợ, táo tây, bưởi, nho, lê, dưa hấu và đào.
Kiến nghị ít dùng: thịt mỡ, jam-bon, thịt ngỗng, cá, sữa chua, nấm rơm, ô liu, khoai tây, dừa, quất, dâu tây, xoài và cam quít…
Chuyên gia cho rằng, người nhóm máu O có thể dựa vào thịt nạc, gan động vật, hải sản và rau lá màu xanh để khống chế cân nặng. Nếu muốn tăng cân, có thể dùng lúa mì và các chế phẩm như bánh mì, bánh mì ngọt, bánh có nhân, hạt bắp, đậu cô ve, đậu ván.
Người nhóm máu A thích hợp với chế độ ăn chay:
Người nhóm máu A nên với thực đơn ăn chay là chính, đậu hũ, đậu nành và rau… Một số đạm thực vật, như đạm đậu nành là thức ăn sức khỏe tốt nhất của nhóm người này, dùng thường xuyên có thể dự phòng bệnh tim mạch và chứng ung thư.
Chuyên gia kiến nghị người nhóm máu A dùng: cá tuyết, cá trích, cá chép, sữa đậu, sữa chua, bơ, củ cải, củ hành, bí rợ, rau và tỏi, chanh, khóm (dứa), mận, táo tây, đào, nho khô, anh đào, bưởi và rau cần…
Ít dùng: tất cả các loại thịt, bao gồm thịt heo, thịt dê, jam-bon và thịt vịt, cá mắm, tôm, bơ sữa, cải nồi, cà tím, khoai tây, ô liu, hồ tiêu, chuối, dừa, xoài, quất, đu đủ…
Người nhóm máu A nếu muốn tăng cân, có thể dùng thịt, chế phẩm sữa, rau, đậu và lúa mì… Nếu muốn giảm cân, có thể dùng dầu ô liu, đậu nành, rau lá màu xanh và khóm (dứa)…
Người nhóm máu B thích hợp ăn thịt và rau:
Người nhóm máu B rất thích hợp với thịt và rau, thực phẩm sữa cũng rất hữu dụng. Nhưng một số thức ăn như thịt gà, hạt bắp và phần nhiều quả cứng và hạt giống thì không thích hợp với người nhóm máu B.
Nhà khoa học kiến nghị người nhóm máu B nên dùng: các loại thịt, hải sản, bơ sữa tươi, yến mạch, gạo, cải nồi, cà rốt, ớt chuông xanh, nho, chuối, táo tây, nước cốt nho, khóm (dứa)…
Ít dùng: thịt mỡ, thịt gà, thịt vịt, thịt ngỗng, jam-bon, tôm hùm, cá, các loại quả cứng, đậu phộng, dưa leo, mè, rau dền, hạt bắp, bí rợ, củ cải, dừa…
Người nhóm máu B có thể thông qua dùng hạt bắp, đậu ván, đậu phộng, mè, lúa mì, bánh mì, bánh… để tăng cân. Dùng rau lá màu xanh, thịt, trứng gà, sữa chua… để đạt tác dụng giảm béo phì.
Người nhóm AB hệ tiêu hóa nhạy cảm
Nhóm máu AB gồm đặc trưng của nhóm máu A và nhóm máu B, vừa thích hợp cả đạm động vật lẫn đạm thực vật. Cá, đậu hũ, rau lá màu xanh và chế phẩm sữa đều là thức ăn sức khỏe của họ. Hệ tiêu hóa của người nhóm máu AB hơi nhạy cảm, mỗi lần thích hợp ăn ít, nhưng nên chia nhều bữa.
Xét về gốc độ sức khỏe, người có nhóm máu khác nhau nên tham khảo những thực đơn nêu trên để thưởng thức, đạt mục đích “thêm tốt bớt xấu”, theo đó sống lâu trường thọ, tận hưởng đầy đủ của cuộc đời.
Nhóm máu với sức khỏe
Nghiên cứu lâm sàng chứng minh, người có nhóm máu khác nhau, tỉ lệ mắc các loại bệnh cũng không giống nhau, mối quan hệ như sau:
Người nhóm máu A, thân thể hơi nhạy bén, sức chịu đựng mạnh, bình thường không dễ mắc bệnh, nhưng hơi “có duyên” với bệnh mạch máu não, nhất là bệnh nhũn não, đứng hàng đầu so với các nhóm máu khác. Bởi vì nhóm máu A hơi “nhạy cảm” khi độ quánh máu hơi tăng cao, mà độ quánh máu tăng cao là một trong những nhân tố quan trọng gây ra nhũn não.
Người nhóm máu B, động tác linh hoạt, sức sáng tạo mạnh, có lòng hiếu thắng. Về bệnh tật, ngoài việc dễ bị sâu răng ra, bệnh lao, ung thư khoan miệng, ung thư tuyến vú và ung thư máu cũng có tỷ lệ cao hơn so với người thuộc nhóm máu khác.
Người nhóm máu O, phần đông có thể chất tốt hơn, khả năng tập trung hơi mạnh, tuy lúc bình thường dễ mắc bệnh, nhưng tuổi thọ trung bình cao hơn thấy rõ.
Boer - nhà thần kinh học người Đức nghiên cứu cho thấy, người nhóm máu O thần kinh nhạy cảm, thường mắc bệnh dạ dày, ruột, trong tất cả người bệnh lở loét đường tiêu hóa, có đến 47 - 56% là người nhóm máu O. Điều tra sản phụ khoa còn phát hiện, phụ nữ ngộ độc thai nghén cũng với người nhóm máu O nhiều nhất, hơn nữa có liên quan mật thiết với trẻ sơ sinh tán huyết. Ngoài ra, ung thư bàng quang, ung thư tiền liệt tuyến cũng thường gặp ở người nhóm máu O, đặc biệt ở độ tuổi 40 - 60 xuất hiện tiểu khó, tiểu ra máu không đau đớn, nên đi khám kịp thời, làm tiếp các xét nghiệm.
Người nhóm máu AB, cá tính hơi trầm lặng, thần kinh phản ứng cũng hơi nhạy bén, theo thống kê người nhóm máu AB mắc chứng tâm thần phân liệt cao gấp 3 lần so với người thuộc nhóm máu khác, hơn nữa có xu hướng di truyền thấy rõ, trong số người bệnh tim mạch do thiếu máu, người thuộc nhóm máu AB cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, người nhóm máu AB mắc bệnh lao, thai ghén thiếu máu có tỷ lệ rất thấp so với người thuộc nhóm máu khác.
Điều lý thú là, nhóm máu cũng có quan hệ mật thiết với cận thị. Nữ giới mắc cận thị với người nhóm máu O nhiều nhất, kế tiếp lần lượt là nhóm máu B, AB và A.
Đương nhiên, những điều nêu trên chỉ là kết quả thống kê, đều không phải tuyệt đối, chỉ nói tương đối. Mặt khác còn rất nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của các bệnh tật, chỉ có tu dưỡng thói quen tâm lý, sinh lý tốt, bên cạnh chú ý bảo vệ sức khỏe, đấy mới là con đường sức khỏe.
LY. DS. BÀNG CẨM