Nhồi máu não cấp còn được gọi đột quỵ thiếu máu não cấp - acuteischemic stroke, đột quỵ do mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc giảm lưu lượng máu não.
Nhồi máu não và cơn thoáng thiếu máu não có cùng một cơ chế bệnh sinh và được phân biệt dựa vào thời gian và tổn thương não để lại trên hình ảnh học não bộ (cơn thoáng thiếu máu não thường hồi phục trong vòng 60 phút và không có tổn thương não để lại).
Nguyên nhân nhồi máu não cấp
Có nhiều nguyên nhân gây nhồi máu não cấp trong đó có các nguyên nhân sau:
- Xơ vữa động mạch máu lớn và trung bình: tăng lipid máu, tăng huyết áp, tiểu đường, tăng homocystein máu, ....có thể gây nhồi máu não cấp.
- Bóc tách động mạch, loạn sản sợi cơ, bệnh moyamoyao, sarcoidois, viêm mạch do nấm và lao, viêm mạch do varicella zoster, hội chứng viêm mạch hệ thống, viêm mạch hệ thần kinh trung ương cùng bên... cũng gây nhồi máu não cấp.

Nhồi máu não không chỉ là bệnh của người già. Ngày càng có nhiều trường hợp người trẻ trong đó có cả trẻ em mắc phải căn bệnh này.
- Bệnh mạch máu nhỏ: Lipohyalinosis, xơ vữa động mạch, nhiễm trùng (giang mai, lao, cryptococcus), viêm mạch.
- Thuyên tắc từ tim: tăng huyết áp, bệnh cơ tim, rung nhĩ, bệnh van tim, huyết khối nhĩ trái, huyết khối thành thất sau nhồi máu cơ tim, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, không do vi trùng (ung thư, hội chứng antiphospholipid), u nhày nhĩ trái... cũng gây nhồi máu não cấp.
- Tình trạng tăng đông: thuốc ngừa thai, thai kì và hậu sản, hôi chứng antiphospholipid, bệnh hồng cầu liềm, ung thư,...
- Do thuốc: chất gây co mạch (chất gây nghiện), viêm mạch, loạn nhịp tim, viêm nội tâm mạc, phình mạch dàng nấm, tiêm truyền các chất gây nhiễm hoặc tạo huyết khối.
- Một số nguyên nhân khác: CADASIL (bệnh mạch máu não di truyền trội nhiễm sắc thể) thường với nhồi máu dưới vỏ và bệnh não chất trắng, bệnh fabry, hội chứng Sneddon, MELAS (bệnh anxo ty thể với nhiễm acid lactic máu và đột quỵ từng đợt).
Biểu hiện nhồi máu não cấp
Những triệu chứng của bệnh nhồi máu não rất đa dạng, phụ thuộc vào mức độ tổn thương cũng như vị trí vùng não bị tổn thương, bệnh nhân thường gặp một số triệu chứng như sau:
- Đau đầu: Đau đầu dữ dội, đột ngột mà không rõ nguyên nhân kèm theo các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, khó thở, tức ngực, đi lại loạng choạng, choáng váng, mắt mờ nhìn không rõ, tối sầm mặt mày…
- Liệt nửa người: Cơ thể bệnh nhân thường rất yếu, mất cảm giác nửa người hoặc tê liệt toàn thân, không phối hợp được các hoạt động tay chân và thân người.
- Méo miệng, liệt mặt, khó nói hoặc nói ngọng thậm chí không nói được, nôn ói, miệng chảy nước dãi.
- Rối loạn ý thức, suy giảm trí nhớ, lú lẫn, không thể nhận biết rõ xung quanh. Có biểu hiện co giật, đại tiểu tiện không tự chủ hoặc rơi vào hôn mê.
Phòng nhồi máu não
Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất là phát hiện sớm và điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu não như tăng huyết áp, đái tháo đường, các rối loạn nhịp tim, bệnh van tim.
Cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, giảm ăn mặn và thức ăn chứa nhiều cholesterol; hạn chế rượu bia, phòng tránh thừa cân, béo phì…
Tập thể dục thể thao mỗi ngày, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào; tránh căng thẳng, lo âu về thể chất và tinh thần… sẽ giúp bạn phòng chống bệnh nhồi máu não hiệu quả.
Dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn chặn sự hình thành mảng xơ vữa, thuốc giảm cholesterol, thuốc hạ huyết áp…
Khi xuất hiện một trong những triệu chứng trên nên đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh các biến chứng xấu nhất có thể xảy ra.
13 tuổi cũng có thể nhồi máu não
Một bé trai 13 tuổi tại Quảng Ninh bất ngờ bị liệt nửa người do nhồi máu não. Ca bệnh hiếm gặp cảnh báo nguy cơ đột quỵ không chỉ xảy ra ở người lớn.
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi H.M.Q (13 tuổi, trú tại phường Uông Bí, Quảng Ninh) bị nhồi máu não cấp. Trước đó, trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, đột ngột xuất hiện tình trạng liệt nửa người trái, méo miệng, nói khó – các dấu hiệu điển hình của cơn đột quỵ. Gia đình lập tức đưa trẻ tới bệnh viện trong "thời gian vàng".
Qua thăm khám lâm sàng và chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI), kết quả cho thấy trẻ bị nhồi máu não vùng bán cầu trái. Đây là một ca bệnh hiếm gặp và có yếu tố nguy cơ di truyền vì gia đình ghi nhận hai người thân từng bị đột quỵ.