Chương trình MTQG 1719 góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất tại Đồng Văn, Hà Giang

15-09-2023 07:48 | Xã hội

SKĐS - Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị... là một số những Dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 triển khai tại Đồng Văn, Hà Giang.

Chương trình MTQG 1719 góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất tại Đồng Văn, Hà Giang- Ảnh 1.

Năm 2010, Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, nơi đây là địa bàn cư trú của 17 dân tộc anh em trong đó người Mông chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy là địa điểm du lịch thu hút đông du khách đến từ khắp thế giới, nhưng cuộc sống người dân nơi đây vẫn còn rất khó khăn bởi nguồn đất hiếm hoi để trồng các loại cây lương thực phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Hầu hết diện tích ở miền đá xám Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang là núi đá tai mèo. Vì thế, đồng bào dân tộc nơi đây rất vất vả trong canh tác, cây lương thực chủ yếu là ngô, rất hiếm các loại cây lương thực khác như lúa, rau củ quả... 

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi ( Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn huyện Đồng Văn đã và đang được tích cực triển khai. Đối với chương trình trong giai đoạn 1, từ năm 2021 đến năm 2025, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện. 

10 dự án được triển khai: Dự án Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc; Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Chương trình MTQG 1719 góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất tại Đồng Văn, Hà Giang- Ảnh 2.

Thụ hưởng từ nguồn hỗ trợ của chương trình MTQG 1719, người dân xã Tả Lủng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập.

Đến nay, sau hơn 1 năm thực hiện, kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư được 53,366 tỷ đồng, đạt 51,24% kế hoạch. Trong đó, giải ngân chuyển nguồn được 10,929 tỷ đồng, đạt 50,41%; vốn giao năm 2023 được 42,438 tỷ đồng, đạt 51,46%. Đối với việc giải ngân nguồn vốn sự nghiệp được 30, 909 tỷ đồng, đạt 22,03%.

Chùm ảnh về những khó khăn trong canh tác trên cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang:

Chương trình MTQG 1719 góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất tại Đồng Văn, Hà Giang- Ảnh 3.

Người dân nơi đây có câu nói "sống trên đá, chết vùi trong đá" bởi cao nguyên đá Đồng Văn với bạt ngàn là đá núi, đá dựng thành giăng lũy, đá bao phủ khắp núi non hiểm trở, lớp nọ chồng lớp kia đủ các hình thù kỳ dị như cuộc triển lãm các hòn non bộ kỳ vĩ, khổng lồ của đất trời.

Chương trình MTQG 1719 góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất tại Đồng Văn, Hà Giang- Ảnh 4.

Do đặc điểm địa hình chủ yếu là đá nên người dân bản địa rất vất vả canh tác để có lương thực, các loại rau phục vụ cuộc sống.

Chương trình MTQG 1719 góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất tại Đồng Văn, Hà Giang- Ảnh 5.

Cũng do nguồn đất canh tác khan hiếm, nên đồng bào các dân tộc nơi đây thường xuyên phải gùi đất cho vào các hốc đá để trồng ngô và một số loại rau màu phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Chương trình MTQG 1719 góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất tại Đồng Văn, Hà Giang- Ảnh 6.

Từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc nơi đây đã hình thành nên một phương thức canh tác độc đáo – Phương thức canh tác trên các hốc đá hoặc canh tác trên nương đá.

Chương trình MTQG 1719 góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất tại Đồng Văn, Hà Giang- Ảnh 7.

Việc cày trên địa hình chủ yếu là đá đòi hỏi người cày phải rất khéo léo và có những kỹ năng đặc biệt để đất vẫn tơi xốp mà lưỡi cày không bị gãy do vướng vào đá.

Chương trình MTQG 1719 góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất tại Đồng Văn, Hà Giang- Ảnh 8.

Dẫu vất vả nhưng không bỏ cuộc, đồng bào dân tộc kiên trì bám đá gieo những mầm xanh.

Chương trình MTQG 1719 góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất tại Đồng Văn, Hà Giang- Ảnh 9.

Để trồng ngô, bà con dân bản phải cuốc từng hốc đất nhỏ để gieo hạt.

Chương trình MTQG 1719 góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất tại Đồng Văn, Hà Giang- Ảnh 10.

Kiên trì từng nhát cuốc để canh tác.

Chương trình MTQG 1719 góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất tại Đồng Văn, Hà Giang- Ảnh 11.

Đồng bào tra ngô.

Chương trình MTQG 1719 góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất tại Đồng Văn, Hà Giang- Ảnh 12.

Theo đồng bào người Mông, thường mỗi một hốc chỉ gieo từ 3 đến 4 hạt ngô.

Chương trình MTQG 1719 góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất tại Đồng Văn, Hà Giang- Ảnh 13.

Hầu hết nương rẫy ở đây đều lổn nhổn đá nhọn khiến việc canh tác vô cùng khó khăn.

Chương trình MTQG 1719 góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất tại Đồng Văn, Hà Giang- Ảnh 14.

Màu xanh của lá, màu vàng của hoa đã nở trên nền đá xám.

Chương trình MTQG 1719 góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất tại Đồng Văn, Hà Giang- Ảnh 15.

Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã mang đến nguồn lực cho Đồng Văn, Hà Giang, tạo nhiều cơ hội giúp đồng bào DTTS thoát nghèo, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị...

Giải pháp sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bằng trồng và phát triển dược liệuGiải pháp sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bằng trồng và phát triển dược liệu

SKĐS - Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Đề án "Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025".

Xem thêm video đang được quan tâm:

Xúc động hành trình xây nhà vệ sinh tặng cô trò điểm trường miền núi Na Khê, Hà Giang dịp 1/6.

Tuấn Anh - My Ly
Ý kiến của bạn