1. Vai trò của lông mũi
Lông mũi mọc nhanh sau tuổi 40. Khi chúng ta già đi, tóc trở nên mỏng hơn, trong khi lông mũi, dần trở nên dày và dài hơn. Sự thay đổi này là do nội tiết tố gây nên.
Ở nam giới trung niên, lông mũi mọc dài có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố testosterone. Đây là một nội tiết tố nam, được chuyển đổi thành chất chuyển hóa gọi là DHT bằng cách kết hợp với 5-alpha reductase. Ở các nang lông ở mũi, DHT sản sinh ra các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng, khiến lông mọc dài và nhanh hơn.
Dù không mang tính thẩm mỹ, nhưng lông mũi có vai trò quan trọng. Mũi là cơ quan quan trọng đối với cơ thể và khả năng miễn dịch, là cửa ngõ đầu tiên ngăn chặn sự xâm nhập của nhiều lại virus, vi khuẩn, bụi bẩn.
Lông mũi là các sợi lông nhỏ mọc trong khoang mũi, đóng vai trò như một bộ lọc, giúp lọc bụi bẩn bụi bẩn và vi trùng xâm nhập sâu vào mũi và hệ hô hấp. Lông mũi cũng giúp duy trì độ ẩm không khí hít vào. Điều này có thể giúp làm dịu niêm mạc và giảm khô họng hoặc tổn thương màng niêm mạc trong đường hô hấp.
Mặc dù lông mũi có vai trò bảo vệ, nhưng nhiều người thường cảm thấy khó chịu khi chúng quá dài hoặc dày. Do đó, họ có thể thực hiện các biện pháp như nhổ lông mũi bằng nhíp hoặc tẩy lông mũi bằng cách bôi sáp lên những que nhỏ, để yên trong lỗ mũi rồi giật ra thật mạnh, giống như tẩy lông chân. Tuy nhiên, việc làm này cần phải thực hiện cẩn thận để tránh gây tổn thương cho niêm mạc mũi.
2. Nguy hiểm khi nhổ lông mũi
Việc nhổ lông mũi liên tục có thể rất đau vì có nhiều dây thần kinh nằm dọc khu vực này. Một nguy cơ khác là nhiễm trùng. Việc nhổ lông mũi liên tục có thể gây kích ứng mạnh xung quanh lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, gây viêm nhiễm nghiêm trọng.
Staphylococcus aureus (viết tắt là S. aureus) là một loại vi khuẩn gram dương có thể tồn tại trên da và niêm mạc mũi. Trong trường hợp viêm, tụ cầu khuẩn này có thể kích hoạt và gây nhiễm trùng. Thậm chí, nếu tình trạng nhiễm trùng lan lên não có thể dẫn đến viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết (vi khuẩn xâm nhập vào máu và nhân lên gây nhiễm trùng khắp cơ thể).
Hơn nữa, lông mũi nằm sâu trong da và có lỗ chân lông to nên nguy cơ bị tổn thương cao nếu bị nhổ ra. Đây là lý do tại sao nguy cơ nhiễm vi khuẩn khi nhổ lông mũi sẽ cao hơn so với lông ở các bộ phận khác trên cơ thể.
Tóm lại, một vết thương dù rất nhỏ cũng có thể gây ra tổn thương lớn chỉ vì nhổ một sợi lông mũi. Vì vậy bạn phải cẩn thận!
3. Làm thế nào để loại bỏ lông mũi an toàn?
Nếu muốn tỉa lông mũi, chỉ nên cắt bớt chứ không nên nhổ. Khi cắt tỉa, hãy dùng kéo tỉa lông mũi có đầu tròn, chỉ cắt nhẹ phần lông mũi nhô ra ngoài. Nếu sử dụng máy cắt lông mũi cơ học có bán trên thị trường, hãy cẩn thận không đưa máy quá sâu vào mũi.
Để tránh nguy cơ nhiễm trùng do nhổ lông mũi, nên tuân thủ vệ sinh cá nhân, đảm bảo tay luôn sạch sẽ trước khi tiếp xúc với mũi, và hạn chế việc nhổ lông mũi một cách quá mức hoặc không cần thiết. Nếu có bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào, nên thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Tử vong do nhiễm khuẩn uốn ván | SKĐS