Buổi ban đầu là đội kịch trong Đoàn văn công nhân dân Thủ đô (1959). Đến 1965, Đoàn kịch nói Hà Nội được thành lập và rồi thành Nhà hát Kịch Hà Nội (1993). Trong số hơn 200 vở diễn của kịch nói Hà Nội tính cho đến thời điểm này, đến hai phần ba trong số đó là những vở lớn. Đáng nói là có phong cách riêng. Đó là sự tinh tế, lịch lãm và hào hoa trong diễn xuất, là sự nhạy bén về thời sự, sắc sảo về chính trị, là sự kiên định về phong cách chính kịch. Người yêu sân khấu có thể điểm danh : Tôi và chúng ta, Hà Mi của tôi, Hà Nội đêm trở gió, Lũy hoa, Khoảnh khắc và vô tận, Quyền được hạnh phúc, Những linh hồn sống, Ăn mày dĩ vãng, Những mặt người thấp thoáng, Bỉ vỏ, Điệp khúc virus, Vùng lạnh, Ngôi nhà trong thành phố...
Từ phải sang trái hàng ngồi : Hoàng Cúc , Giám đốc, đạo diễn Hoàng Quân Tạo , Tác giả Lưu Quang Vũ, Trần Đức. Hàng đứng: Hoàng Dũng , Trần Vân , Hồng Sơn, Thu Hương , Kim Chung.
Các thế hệ diễn viên nhà hát
Hoàng Dũng và Thu Hương trong vở Hẹn ngày trở lại của tác giả Lưu Quang Vũ, đạo diễn Dương Ngọc Đức
Đặc biệt, trong kịch mục có vở Tiền tuyến gọi của tác giả Trần Quán Anh, dựng năm 1968, từng giành nhiều huy chương trong Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc (1970). Ông Trần Quán Anh đồng thời cũng là GS.TS nổi tiếng của ngành Y với những đóng góp to lớn cho ngành Nam học Việt Nam. Và một điều ít người biết tới, ông đã từng là thầy dạy môn phẫu thuật của bác sĩ - liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.
Hoàng Dũng và Minh Hòa trong vở Lũy hoa
Minh Trang và Hoàng Dũng trong vở Cô gái đội mũ nồi xám, tác giả Lưu Quang Vũ, đạo diễn Nguyễn Đình Nghi
Được đánh giá như một địa chỉ đỏ của sân khấu chính kịch nước nhà, Nhà hát kịch Hà Nội còn được nhớ đến bởi dàn diễn viên tài năng, về nhan sắc thì ở tầm giai nhân. Như Thanh Tú, Hoàng Cúc. Minh Hòa, Thu Hương, Đam Ka, Minh Trang, Thu Hà …
Minh Vượng, Hoàng Dũng –hai nghệ sĩ nổi tiếng và là đôi bạn thân thiết đồng môn đồng khoá từ năm 1974 và cùng về công tác một nhà hát từ 1978.
NSND Hoàng Dũng và Nguyễn Thanh Tùng trong một vở kịch của Hữu Ước (1998)
Minh Trang và Hồng Sơn trong vở "Tôi và chúng ta"
Thời nào kịch Hà Nội cũng tự hào có nhiều mỹ nhân, những người luôn ở vị trí "vơ đét" cả trên sân khấu và phim ảnh, đến mức mà có người nói vui rằng, nếu giám đốc tập trung diễn viên dựng vở trong 2 tháng thì bảo đảm mảng phim truyền hình… trắng sóng!
Lễ truy điệu vào lúc 9 giờ cùng ngày. Lễ an táng tổ chức cùng ngày tại Đông Tảo-Khoái Châu-Hưng Yên