Nhờ Facebook, bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ở tuyến huyện được cứu sống

14-09-2016 07:23 | Camera bệnh viện
google news

SKĐS - Một bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp được đưa vào bệnh viện tuyến huyện cấp cứu đã may mắn được đặt sent động mạch vành kịp thời và được cứu sống chỉ sau 2h chẩn đoán bệnh. Đáng nói là cuộc hội chẩn giữa bác sĩ tuyến huyện với bác sĩ BV tuyến trung ương chỉ qua một bức ảnh điện tâm đồ gửi qua tin nhắn Facebook. Điều đặc biệt ấy vừa diễn ra tại Trung tâm y tế huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc.

Thoát tử nhờ bức ảnh điện tâm đồ

Bệnh nhân may mắn được cứu sống trong gang tấc là ông Hà Tuấn Ngọc, 61 tuổi, ở khu 2A Nông Trang, Việt Trì Phú Thọ được người nhà đưa đến khoa Cấp cứu-hồi sức tích cực-chống độc Trung tâm y tế Lập Thạch với lý do mệt,vã mồ hôi,chân tay lạnh,có cảm giác nặng ngực nhẹ. Theo lời bệnh nhân kể, trước khi vào viện 30 phút, bệnh nhân ở nhà tự nhiên vã mồ hôi, chân tay lạnh,mệt nhiều. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường type 2, đang thực hiện chế độ ăn kiêng ở nhà để ép cân xuống (bệnh nhân cho biết đã giảm được 14kg).

BS. Nguyễn Quang Hà, khoa Cấp cứu – HSTC – Chống độc, Trung tâm y tế Lập Thạch cho biết, khi tiếp nhận bệnh nhân, ban đầu,chúng tôi khám thấy ý thức bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, mệt, da lạnh,ẩm. Bệnh nhân không khó thở,không đau ngực,huyết áp 110/70mmHg,mạch 88 lần/phút,nhịp thở 18 lần/phút,khám tim,phổi không phát hiện dấu hiệu gì đặc biệt. Qua khám lâm sàng ban đầu,kết hợp với tiền sử bệnh tật của bệnh nhân,các bác sĩ nghĩ nhiều đến hạ đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường,nên tiến hành làm ngay xét nghiệm đường huyết và làm các xét nghiệm công thức máu, các chỉ số sinh hóa chức năng gan thận...Đồng thời đặt ngay 1 đường truyền dịch cấp cứu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm đường máu đã loại trừ bệnh hạ đường huyết. Lúc này, bệnh nhân vẫn hoàn toàn tỉnh táo, da lạnh, ẩm, không khó thở, không đau ngực, nhưng vẫn có cảm giác nặng ngực nhẹ. Chúng tôi đã tiến hành mắc mornitoring theo dõi mạch,huyết áp,SpO2,điện tim. Trên sóng điện tim trên màn hình monitoring các bác sĩ phát hiện có điểm bất thường. Kíp trực đã mời hội chẩn toàn viện gồm có bác sĩ Nguyễn Hải Châu giám đốc Trung tâm y tế, BS. Trương Trung Văn Phó giám đốc bệnh viện cùng các bác sĩ trong tua trực. Tuy nhiên, với năng lực và kinh nghiệm lâm sàng chưa nhiều về các ca bệnh này, các bác sĩ của trung tâm y tế cũng rất khó đưa ra chẩn đoán hợp lý.


Bệnh nhân Hà Tuấn Ngọc sức khỏe đã ổn định và đang được điều trị tại BVĐK tỉnh Phú Thọ (ảnh P.Nhung)

Lúc đó, BS. Nguyễn Hải Châu, Giám đốc trung tâm y tế đã nghĩ ngay đến phương án hội chẩn qua điện thoại và mạng xã hội Facebook với bác sĩ Nguyễn Thanh Hải, Khoa tim mạch và rối loạn nhịp, Bệnh viện Nhi Trung Ương. Theo đó, các bác sĩ của trung tâm y tế Lập Thạch gửi hình ảnh của các kết quả xét nghiệm,thăm dò qua tin nhắn facebook cho bác sĩ Hải. BS. Hải là một bác sĩ rất giàu kinh nghiệm và chuyên sâu về tim mạch,tim mạch can thiệp ở tuyến Trung ương. Thông qua những biểu hiện lâm sàng và kết quả cận lâm sàng, BS Hải đã đưa ra cho chúng tôi rất nhiều ý kiến quý báu về mặt chẩn đoán cũng như điều trị cấp cứu ban đầu bệnh nhân,giải thích tình trạng bệnh nhân,tiên lượng bệnh với gia đình… Tất cả chúng tôi đều thống nhất chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp cần thiết phải can thiệp tim mạch càng sớm càng tốt. Bởi,trong bệnh cảnh nhồi máu cơ tim,đây là 1 bệnh có tỷ lệ tử vong cao,để lại nhiều biến chứng nặng nề,do đó thời gian là vàng để cứu sống bệnh nhân. Vì vậy chúng tôi đã làm mọi cách trong điều kiện thiếu thốn của bệnh viện tuyến huyện miền núi để đưa bệnh nhân an toàn đến nơi can thiệp tim mạch gần nhất nhanh nhất có thể là BVĐK tỉnh Phú Thọ.

Vỡ òa trong niềm vui sướng

Chia sẻ với phóng viên báo SK&ĐS, BS.Nguyễn Hải Châu, giám đốc Trung tâm y tế huyện Lập Thạch không dấu được niềm vui “thực sự cảm giác rất tuyệt vời không biết mô tả như thế nào, có lẽ chỉ những người trong nghề trải qua mới hiểu được. 2 giờ sau khi chuyển bệnh nhân đi lên BVĐK tỉnh Phú Thọ, nhận được tin bệnh nhân đã được can thiệp tim mạch thành công,tình trạng bệnh nhân ổn định, nhận được lời cảm ơn từ bệnh nhân và gia đình,các bác sĩ chúng tôi đã gọi điện thoại cho nhau vỡ òa trong sung sướng, mừng lắm, phấn khởi phấn khởi lắm, như chính người nhà mình được cứu sống vậy”.

Tuy không phải là những bác sĩ trực tiếp làm can thiệp tim mạch cho bệnh nhân,nhưng chúng tôi đã làm được

BS. Nguyễn Quang Hà, người trực tiếp tham gia cấp cứu bệnh nhân cũng chia sẻ thêm, “không phải đứng trước bệnh nhân này, mà tất cả các bệnh nhân cấp cứu, tình trạng bênh nặng, nguy hiểm đến tính mạng, tôi nghĩ rằng không chỉ riêng tôi mà với tất cả các bác sĩ khác cũng vậy, chỉ có một mong muốn duy nhất là phải cứu sống được bệnh nhân và làm hết sức những gì tốt nhất cho người bệnh mà không có ý nghĩ gì khác,tuy rằng cuộc sống,nghề nghiệp ai cũng có những áp lực và căng thẳng trong từng khoảnh khắc và hoàn cảnh khác nhau…”

Hội chẩn trực tuyến đã được thực hiện và triển khai rất nhiều ở các bệnh viện tuyến trên, nhưng đây là lần đầu tiên hội chẩn trực tuyến được thực hiện ở Trung tâm y tế Lập Thạch. Đây là hình thức hội chẩn trao đổi kinh nghiệm rất mới mẻ với các bác sĩ tuyến huyện. Nó như một luồng gió mới hứa hẹn sẽ giúp các bác sĩ tuyến dưới  như  chúng tôi được tham khảo,tham vấn các bác sĩ tuyến trên giàu kinh nghiệm trực tiếp từng ca bệnh mà tuyến dưới tiếp nhận. Đồng thời được cập nhật kiến thức cũng như được đào tạo trực tuyến về chuyên môn với các bác sĩ tuyến trên.  Chỉ cần có mạng internet và mạng xã hội như facebook, zalo…là các bác sĩ đã có thể kết nối được với nhau, cùng nhau cứu sống bệnh nhân,đặc biệt các ca bệnh nhân khó như trường hợp này.

BS Nguyễn Thanh Hải, người tham gia hội chẩn qua facebook cho bệnh nhân Hà Tuấn Ngọc, Trưởng khoa Khám -chẩn đoán các bệnh tim kiêm trưởng đơn vị rối loạn nhịp, Trung tâm tim mạch, BV Nhi Trung ương cho biết: Ngày nay các mạng xã hội nhất là Facebook đóng vai trò vô cùng quan trọng không những trong hội chẩn trực tuyến mà còn trong đào tạo từ xa và chia sẻ các ca lâm sàng giữa các đồng nghiệp. Thông qua trang Face " Điện tâm đồ và loạn nhịp nhi khoa" chúng tôi đã kết nối được hơn 600 bác sỹ trên cả nước tại tất cả các tuyến trong hệ thống y tế, hội chẩn hàng trăm ca giúp chẩn đoán chính xác kịp thời và cứu sống rất nhiều bệnh nhân nhất là các bệnh nhi bị rối loạn nhịp tim. Facebook đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử y học, xóa nhòa danh giới địa lý và sự chênh lệch về trình độ chuyên môn giữa các tuyến trong công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân. những gì tốt nhất có thể cho bệnh nhân trong điều kiện nhân lực,vật lực,trang thiết bị hiện có còn nhiều hạn chế. Thực sự ở các bệnh viện tuyến trên với đầy đủ máy móc, trang thiết bị,con người, để chẩn đoán những ca bệnh như này có thể không hề khó khăn.Tuy nhiên với điều kiện trang thiết bị, máy móc con người của một bệnh viên tuyến huyện, lại là bệnh viện ở huyện miền núi nghèo như Lập Thạch thì để chấn đoán ra 1 ca bệnh với những triệu chứng lâm sàng không điển hình, bị che lấp bởi nhiều yếu tố khác, các xét nghiệm hỗ trợ còn nhiều hạn chế như ở bệnh nhân này, rồi sau đó đã có những quyết định đúng,chính xác kịp thời nhất có thể góp phần cứu sống tính mạng bệnh nhân đã là một thắng lợi,một thành công với bệnh viện.

Hồng Nguyên
Ý kiến của bạn