Nhiều triển vọng hợp tác thương mại – đầu tư Việt Nam và Australia

14-03-2015 15:18 | Thời sự
google news

Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh như: dệt may, da giầy, đồ gỗ, nông sản, thủy sản… đến Australia.

Chiều 13/3, Thường vụ Quốc hội đã có phiên chất vấn Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc của Quốc hội Giàng Seo Phử về chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. Tại phiên chất vấn, bên cạnh phần trả lời của Bộ trưởng Giàng Seo Phử, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã yêu cầu Bộ trưởng Đinh La Thăng báo cáo thêm về đầu tư hạ tầng giao thông cho các tỉnh miền núi, bao giờ người dân hết phải mạo hiểm qua đò, qua phà đi học, đi làm?

Trả lời trực tiếp câu hỏi của 2 Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) và Võ Thị Dung (TP HCM, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội) về vấn đề này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đề nghị Quốc hội đồng ý cho sử dụng vốn dư làm Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên để xây dựng cầu dân sinh cho đồng bào.

“Đường Quốc lộ 1 qua Tây Nguyên sẽ hoàn thành sớm 1 năm so với kế hoạch. Việc này tiết kiệm thêm một số tiền không nhỏ. Nếu Quốc hội cho sử dụng số vốn dư này làm cầu dân sinh, thì toàn bộ tiền làm 4.145 cây cầu cho bà con sẽ được giải quyết”, Bộ trưởng Thăng nói.

Cũng theo Bộ trưởng Thăng, vừa qua Bộ GTVT đã rà soát, kết quả cho thấy còn cần xây mới 4.145 cây cầu dân sinh trên cả nước, trong đó có 3.500 cầu bê tông và 481 cầu treo. Bộ đã xây dựng kế hoạch phân làm 3 kỳ đầu tư: Giai đoạn 1 sẽ làm 168 cầu treo ở phía Bắc và Tây Nguyên là những vị trí cấp thiết nhất, dự kiến chương trình sẽ hoàn thành trong năm nay; Giai đoạn 2 sẽ hoàn thành vào tháng 3/2016 và số cầu còn lại sẽ xong vào 2017.

Hiện nguồn vốn cho giai đoạn 1 khoảng 800 tỷ đồng đã đủ, trong đó có 400 tỷ từ ngân sách, số còn lại từ xã hội hoá.

Theo Bộ trưởng Thăng, trách nhiệm làm cầu thuộc về các địa phương. Tuy nhiên những địa phương có nhu cầu xây cầu treo phần lớn đều cần Trung ương cân đối ngân sách. Do vậy, Bộ GTVT chủ động xây dựng đề án này.

“Cũng mong các địa phương không ỉ lại, cần chủ động bố trí các nguồn vốn tham gia xây dựng. Đồng thời quy hoạch ổn định khu dân cư, nếu không sẽ dẫn đến chuyện chạy theo làm cầu cho một vài hộ dân thì không biết chương trình khi nào mới xong”, Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh./.

Việt Nam và Australia đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 26/02/1973. Trong suốt hơn 40 năm qua, đặc biệt từ khi mối quan hệ này được nâng tầm lên đối tác toàn diện vào năm 2009, quan hệ Việt Nam – Australia luôn được quan tâm, củng cố và có những bước phát triển mạnh mẽ, tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, hợp tác kinh tế, nhất là về thương mại – đầu tư trở thành một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước.

Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Australia những năm qua đã có những bước tiến tốt đẹp. Kim ngạch thương mại hai chiều luôn được duy trì và phát triển. Nếu như năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Australia mới đạt 3,3 tỷ USD thì đến năm 2014 tăng lên 6 tỷ USD. Hiện, Australia là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 8 và là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 11 của Việt Nam.

Giầy da là một trong nhiều mặt hàng Việt Nam có lợi thế và nhiều cơ hội xuất khẩu sang Australia (Ảnh: KT)

 

Chỉ tính riêng năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam sang Australia đạt gần 4 tỷ USD, tăng gần 14% so với năm 2013. Việt Nam là đối tác thương mại hàng hóa đứng thứ 14 của Australia. Tính đến thời điểm này, Australia vẫn là thị trường xuất siêu của Việt Nam, lên tới 1,9 tỷ USD (năm 2014).

 

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Việt Nam và Australia đang có những yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước trong thời gian tới: “Từ sau khi 2 nước tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Australia, New Zealand với ASEAN năm 2009, quan hệ thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Australia tăng trưởng đáng kể. Đồng thời, các mối quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Australia cũng đi vào thực chất. Các nhà đầu tư của Australia ngày càng khẳng định vị thế đối với Việt Nam. Với trình độ về công nghệ và nguồn lực vốn đầu tư, Australia là đối tác quan trọng của Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.”

Tính đến năm 2014, Australia có hơn 320 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,65 tỷ USD. Hiện, Australia đứng thứ 19 trên tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Các lĩnh vực mà doanh nghiệp nước này đầu tư tại Việt Nam khá đa dạng, từ năng lượng, xây dựng, đến dịch vụ, giáo dục, nông lâm ngư nghiệp…

Theo Đại sứ Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đầu tư, kinh doanh tại Australia. Ngược lại, Việt Nam cũng đang tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Australia, tới làm ăn tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, hợp tác thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Australia chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của hai bên. Trong thời gian tới, hai bên cần rà soát để tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp hai nước, đồng thời loại bỏ hoặc nới lỏng những rào cản thương mại để hàng hóa hai nước thâm nhập được vào thị trường của nhau.

Ông Lộc nhấn mạnh: “Australia là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển và đang đẩy mạnh quá trình hội nhập, đặc biệt là tham gia vào TPP sẽ giúp môi trường đầu tư của Australia thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Về phía Việt Nam cũng đang tham gia vào hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, và khởi động mạnh mẽ cải cách thể chế. Tôi nghĩ là 2 Chính phủ đang tạo ra những bước đột phá về môi trường kinh doanh. Trong bối cảnh đó, với truyền thống quan hệ hữu nghị giữa 2 nước, các doanh nghiệp Việt Nam - Australia sẽ tăng cường hợp tác đầu tư, đầu tư trong thời gian tới.”

Nhìn tổng thể, tiềm năng và cơ hội cho các doanh nghiệp của cả 2 nước trong việc khai thác thị trường của nhau và hợp tác đầu tư còn rất lớn. Hiện, Việt Nam, Australia và 10 quốc gia khác đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ kết thúc trong năm 2015, mở ra nhiều cơ hội về thị trường cũng như mức độ hợp tác giữa các nhà đầu tư của Việt Nam và Australia trong thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhận định, với việc tham gia Hiệp định này, Việt Nam có nhiều thuận lợi mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu đối với các mặt hàng có thế mạnh như: dệt may, da giầy, đồ gỗ, nông sản, thủy sản…đến các nước trong khối TPP, trong đó có Australia.

“Những nội dung đàm phán giữa Việt Nam và Australia cũng như với các đối tác khác, ngoài yêu cầu về việc tiếp tục mở cửa một cách sâu rộng thị trường với việc gỡ bỏ hầu hết các hàng rào thuế quan, thì còn yêu cầu tiếp tục làm đơn giản hóa thủ tục tiếp cận thị trường của doanh nghiệp và sản phẩm của các quốc gia đối tác. Nếu chúng ta thành công trong TPP, thì các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường với các nước tham gia TPP trong đó có Australia. Chính vì vậy, chúng ta có thể kỳ vọng tăng trưởng 2 con số cho những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.”

Hiện, Việt Nam và Australia đang hợp tác chặt chẽ để làm sâu sắc hơn nội hàm “quan hệ đối tác toàn diện” và xây dựng Chương trình hành động giai đoạn 2015-2017 nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương. Với những nỗ lực, quyết tâm của chính phủ và nhân dân hai nước, quan hệ Việt Nam - Australia nói chung và hợp tác kinh tế thương mại nói riêng sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu cũng như kỳ vọng của cả hai bên.

 

 

 


Ý kiến của bạn