Hà Nội

Nhiều tỉnh thành đạt hiệu quả tích cực trong thực hiện chính sách BHYT

23-09-2024 07:19 | Xã hội
google news

SKĐS - Sau nhiều năm triển khai, thực hiện Chỉ thị Chỉ thị số 38-CT/TW nhiều tỉnh thành trên cả nước đạt những kết quả tích cực, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích của người tham gia BHYT.

Với tinh thần thực hiện nghiêm túc, ngành BHXH Việt Nam đã triển khai Chỉ thị số Chỉ thị số 38-CT/TW đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; phổ biến, quán triệt nội dung của Chỉ thị tới từng đảng viên, công chức, viên chức và người lao động. Theo đó, toàn Ngành đã hoàn thành các nhiệm vụ được Ban Bí thư giao gồm: Quán triệt và nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám chữa bệnh (KCB) và người dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của chính sách BHYT; tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách về BHYT;… điển hình các tỉnh thành như Hậu Giang, Lào Cai, Yên Bái:

Theo đó, UBND TP Hậu Giang đã ban hành nhiều công văn, kế hoạch để thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn. Cụ thể, công văn về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn TP năm 2023; Quyết định về việc giao chỉ tiêu tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT cho các phường, xã năm 2023; Kế hoạch phát động phong trào thi đua vận động tham gia BHXH tự nguyện và BHYT toàn dân năm 2023… Nhờ sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời, tính đến cuối năm 2023, địa phương có 68.483 người tham gia BHYT, đạt 100,13% kế hoạch UBND tỉnh giao, tỷ lệ bao phủ đạt 93,93% dân số.

Nhiều tỉnh thành đạt hiệu quả tích cực trong thực hiện chính sách BHYT- Ảnh 1.

Hướng dẫn người dân tham gia BHYT.

Để tạo điều kiện cho người dân tham gia BHYT, ngoài các chính sách chung của Trung ương, tỉnh còn hỗ trợ thêm 30% mệnh giá thẻ BHYT đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo từ ngân sách địa phương; sử dụng 20% kinh phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT chưa sử dụng hết năm 2015 để hỗ trợ mua BHYT cho hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đang mắc bệnh hiểm nghèo, hỗ trợ mua BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS, hỗ trợ 20% mức đóng BHYT cho học sinh, sinh viên 6 tháng năm 2017, hỗ trợ quỹ khám chữa bệnh người nghèo do Sở Y tế quản lý, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ an sinh xã hội và hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2022-2025.

Công tác giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT được thực hiện đúng quy định. Bên cạnh đó, BHXH tỉnh thực hiện tạm ứng, thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT đúng quy định Luật BHYT, các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và của BHXH Việt Nam, đảm bảo đủ kinh phí cho các đơn vị khám chữa bệnh hoạt động theo hợp đồng khám chữa bệnh BHYT. Toàn tỉnh hiện đang ứng dụng có hiệu quả hơn 20 phần mềm nghiệp vụ, qua đó tăng cường hiệu quả công việc, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Sau triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân về vai trò, ý nghĩa của chính sách BHYT được nâng lên, số người tham gia năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể: năm 2009 có 292.464 người tham gia BHYT, đạt 38,59% dân số, đến năm 2023 có 685.790 người tham gia, đạt 94,09% dân số.

Tỉnh Lào Cai cũng cho thấy hiệu quả sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW khi đã ban hành 13 văn bản; HĐND tỉnh ban hành 5 nghị quyết, UBND tỉnh ban hành 128 văn bản chỉ đạo, điều hành công tác BHYT. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tổ chức 30 cuộc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHYT của các sở, ban ngành, đơn vị.

Theo bà Giảng Thị Dung Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, số người tham gia BHYT tăng dần qua từng năm, tỷ lệ bao phủ BHYT giai đoạn 2020-2024 đạt 96,1% (tăng 2,3% so với giai đoạn 2009-2014). Riêng về BHYT hộ gia đình, năm 2009 có 17.362 người tham gia; đến hết năm 2023 tăng lên 75.045 người. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 358 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 172 cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Chất lượng khám chữa bệnh BHYT ngày càng được cải thiện; thủ tục khám chữa bệnh ngày một hoàn thiện theo hướng đơn giản, tạo thuận lợi cho người bệnh. Từ năm 2009 đến năm 2023, toàn tỉnh có 14.990.761 lượt khám chữa bệnh BHYT, với chi phí do quỹ BHYT chi trả lên tới 6.385 tỷ đồng...

Đối với tỉnh Yên Bái, UBND tỉnh cũng giao chỉ tiêu tham gia BHYT cho các huyện, thành phố gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Với mục tiêu tăng tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã kêu gọi các chương trình, dự án hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng cận nghèo (Dự án NORRED, EU); đồng thời, tham mưu trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình và học sinh, sinh viên trên địa bàn. Có chính sách hỗ trợ mức đóng BHYT đối với người dân thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2023-2025.

Đây cũng là giải pháp quan trọng trong việc thúc đẩy tỷ lệ bao phủ BHYT của tỉnh Yên Bái đạt ở mức cao, góp phần tích cực vào việc thực hiện tiến bộ xã hội và giữ vững ổn định chính trị - xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Các cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương, đơn vị đã đưa các chỉ tiêu về thực hiện chính sách BHYT vào chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và xem đây là một tiêu chí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.

Sửa đổi Luật BHYT: Các nội dung, chính sách phù hợp với đường lối, chủ trương của ĐảngSửa đổi Luật BHYT: Các nội dung, chính sách phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng

SKĐS - Thường trực Ủy ban Xã hội nhận thấy, các nội dung, chính sách trong đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT cơ bản phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp.



Vũ Hồng Hải
Ý kiến của bạn