Nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp dược liệu ở Việt Nam

01-09-2023 06:35 | Xã hội

SKĐS -Việt Nam có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành công nghiệp cho năng suất cao, không chỉ phục vụ sức khỏe cộng đồng, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng dân tộc thiểu số miền núi...

Theo Quyết định 1976 về Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam có 8 vùng trồng nguyên liệu trên cả nước để trồng 54 loài dược liệu, lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu tự nhiên. Đây sẽ là tiền đề để quy hoạch và phát triển nguồn dược liệu nước ta trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước.

Với sự đa đạng về khí hậu và thổ nhưỡng – đấy đai, ngay từ cuối những năm của thập kỷ 60 -80 ở Việt Nam đã hình thành những vùng trồng dược liệu , sản xuất cây dược liệu có tính chuyên canh. Điều này đã cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú.

Nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp dược liệu ở Việt Nam - Ảnh 1.

Người dân huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai chăm sóc cây dược liệu. (Ảnh: MD) (Nguồn; ĐCSVN)

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó có nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp dược như: ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu khoa học, sản xuất thuốc dược liệu chất lượng cao, phát triển sản xuất thuốc dược liệu mang thương hiệu quốc gia.

TS Trần Minh Ngọc - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền cho biết: Việt Nam đã bước đầu hình thành hệ thống "chuỗi giá trị" phát triển dược liệu quý vùng Dân tộc thiểu số và Miền núi góp phần đảm bảo đầu ra sản phẩm dược liệu sản xuất trong vùng và tăng thu nhập ổn định cho đồng bào Dân tộc thiểu số trong khu vực triển khai dự án gấp hai lần so với thời điểm trước khi triển khai dự án. Hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo "chuỗi giá trị", đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng, ý thức bảo tồn nguồn gien dược liệu, bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo phát triển bền vững.

Với Quyết định 1976 về Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam sẽ có 8 vùng trồng nguyên liệu trên cả nước để trồng 54 loài dược liệu, lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu tự nhiên. Đây sẽ là tiền đề để quy hoạch và phát triển nguồn dược liệu nước ta trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước. 

Được biết, từ năm 2011 đến nay, thông qua chương trình Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen cấp Quốc gia, Viện Dược liệu đã chủ trì và phối hợp nghiên cứu trên một số đối tượng: Đảng sâm Việt Nam, hà thủ ô đỏ, ngũ vị tử, sâm Ngọc Linh, bạch truật, sâm bố chính, cát cánh, độc hoạt, kim ngân, huyền sâm. Sản phẩm đạt được từ các nhiệm vụ này là cơ sở dữ liệu về phân bố và đa dạng nguồn gen cây thuốc, vườn giống gốc, tiêu chuẩn giống, mô hình nhân giống, mô hình trồng và sơ chế dược liệu. Kết quả đạt được từ các nhiệm vụ này là tiền đề cho việc nhân rộng mô hình trồng ở quy mô lớn hơn nhằm phát triển vùng nguyên liệu làm thuốc cho địa phương. 

Với những số liệu triên, Việt Nam được đánh giá có rất nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành công nghiệp cho lại năng suất cao không chỉ phục vụ cho sức khỏe cộng đồng, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng dân tộc thiểu số miền núi.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển sử dụng y học cổ truyền và thuốc từ thảo dược để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu. Doanh thu hàng năm của thuốc từ dược liệu trên toàn thế giới đạt trên 100 tỷ USD và nhu cầu về dược liệu, thuốc từ dược liệu có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo Fortune Business Insights, tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu dự kiến có thể đạt 430 tỷ USD vào năm 2028.


L.Uyên
Ý kiến của bạn