Hà Nội

Nhiều nơi vùng dân tộc thiểu số có đến 70% trẻ chưa đảm bảo dinh dưỡng

28-11-2022 13:35 | Dinh dưỡng mẹ và bé
google news

SKĐS - Dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng để phát triển thể lực và trí tuệ cho trẻ nhỏ. Đáng báo động là nhiều khu vực các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, có đến 70% trẻ em chưa được ăn đúng, ăn đủ.

Chính sách ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ dân tộc thiểu sốChính sách ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ dân tộc thiểu số

SKĐS - Để khuyến khích phụ nữ mang thai đi khám thai định kỳ, sinh đẻ tại cơ sở y tế, các chính sách ưu tiên hiện được thực hiện rộng rãi như hỗ trợ tiền ăn ở, đi lại, thực phẩm, tã bỉm… trong suốt thời kỳ trước, trong và sau đẻ.

Bữa ăn cho trẻ còn thiếu hụt nhiều dinh dưỡng

TS Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam có đặc thù điều kiện địa lý trải dài, nhiều tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Vấn đề an ninh lương thực cấp tỉnh, huyện vẫn còn nhiều khó khăn. Đối với bà mẹ nuôi con nhỏ và trẻ em rất quan trọng, thiếu lương thực gây những hậu quả nặng nề như suy dinh dưỡng trong bào thai, mẹ thiếu dinh dưỡng dẫn đến thiếu máu, con lớn lên dễ mắc các bệnh không lây nhiễm… Do vậy phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ cần phải đảm bảo dinh dưỡng cần thiết bằng cách ăn đủ thực phẩm.

Nhiều nơi vùng dân tộc thiểu số có đến 70% trẻ chưa đảm bảo dinh dưỡng - Ảnh 2.

Báo động tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo dinh dưỡng cho bà mẹ vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Nói về thực trạng này, PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng 2020 cho thấy tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em cả nước đc cải thiện rõ rệt so với 10 năm trước. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi đã giảm đạt mức mục tiêu đề ra, tuy nhiên tình trạng suy sinh dưỡng vẫn còn chênh lệch quá lớn giữa các vùng, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi.  

Đáng báo động, tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi có thể cân đo được, nhưng nguy cơ cao hơn là tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng còn rất cao ở phụ nữ và trẻ em. Tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai và trẻ em trên 30%. Vấn đề an ninh lương thực và dinh dưỡng cho đối tượng này chưa được đảm bảo.

"Trong quá trình điều tra dinh dưỡng chúng tôi thấy, tỉ lệ trẻ được ăn đúng ăn đủ trung bình cả nước mới đạt hơn 50%. Riêng vùng miền núi phía Bắc, các vùng dân tộc thiểu số khác thì có đến trên 70% trẻ không được ăn đúng ăn đủ. Việc cung cấp bữa ăn đảm bảo cho trẻ còn thiếu hụt lớn dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng. Bà mẹ mang thai thiếu vi chất, bữa ăn chưa đa dạng còn rất phổ biến, đó là chưa muốn nói đến vấn đề an toàn thực phẩm", PGS.TS Trương Tuyết Mai cho biết.

Nói về nguyên nhân của thực trạng này, bà Mai cho rằng nguyên nhân cơ bản là do vùng sâu vùng xa rất khó khăn về cơ sở hạ tầng, kinh tế, giao thông… Mức sống thấp ảnh hưởng lớn đến tiếp cận an ninh thực phẩm. Ngoài ra kiến thức của người dân về dinh dưỡng còn hạn chế, làm thế nào để sử dụng thực phẩm có sẵn đưa vào bữa ăn cho trẻ còn ít người nắm được. Tính cung ứng sẵn có đa dạng của thực phẩm còn thấp. Trong khi đó điều kiện vệ sinh nước sạch, môi trường còn hạn chế khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh.

Giải pháp khắc phục tình trạng dinh dưỡng

TS Trần Đăng Khoa cho biết hiện nay ở vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có thiên tai lũ lụt thường xuyên thiếu lương thực thực phẩm cần có viện trợ cứu trợ. Tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm ở miền núi, vùng sâu vùng xa còn phổ biến dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em và phụ nữ có thai còn cao. "Tôi lên Yên Bái thấy trẻ em 2 tuổi phải ăn cơm với măng ớt, không có thức ăn gì khác", ông Khoa chia sẻ.

Nhiều nơi vùng dân tộc thiểu số có đến 70% trẻ chưa đảm bảo dinh dưỡng - Ảnh 3.

Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi và vấn đề cấp thiết.

Khắc phục điều này, cả xã hội phải vào cuộc, các ban ngành phải có sư phối hợp nhịp nhàng. Tuy vậy ở góc độ gia định, mỗi người phải tự tìm cách khắc phục tình trạng đói nghèo của mình. Một dự án nhỏ của Bộ Y tế triển khai ở Yên Bái và Sơn La cho thấy khi được hướng dẫn cụ thể như cung cấp giống gà, cách cấy lúa tăng năng suất, cách trồng rau tại nhà để đảm bảo lương thực… đã giúp người dân tự đảm bảo được dinh dưỡng và lương thực trong điều kiện tự nhiên hiện có.

Ở góc độ cơ quan quản lý, Bộ Y tế sẽ tăng cường truyền thông đến người dân, chính quyền và sự vào cuộc của toàn xã hội. Phòng chống suy dinh dưỡng không chỉ là việc của riêng ngành y tế làm được. Bản than người dân phải có hiểu biết và thực hành dinh dưỡng tốt.

Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở phụ nữ có thai đặc biệt trẻ em thấp còi, giải pháp theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, giải pháp bắt buộc phải có tính liên ngành và đồng bộ. Cải thiện dinh dưỡng trẻ em và phụ nữ phải thực sự nhìn thấy đây là công việc chung của toàn xã hội. Đối với công tác dinh dưỡng, phải tập trung giải quyết các vấn đề can thiệp trực tiếp, là biện pháp tức thì nhưng lại là biện pháp nhìn thấy được hiệu quả rõ rệt. Nhưng muốn bền vững phải có can thiệp gián tiếp hỗ trợ đảm bảo tính đồng bộ.

Cải thiện dinh dưỡng cho đồng bào dân tộc thiểu số, theo PGS.TS Trương Tuyết Mai cần tập trung vào các giải pháp: Một là tập trung vấn đề sàng lọc và phát hiện các yếu tố nguy cơ sớm nhất có thể ở trẻ em, tìm ra các trẻ và phụ nữ có thai có yếu tố nguy cơ để đưa vào diện can thiệp hỗ trợ. 

Hai là tập trung bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ em. Khi tỉ lệ thiếu vi chất còn rất cao thì phải giải pháp ngắn hạn là đưa vào bổ sung vi chất như uống vitamin A, dinh dưỡng học đường, chương trình phòng chống thiếu vi chất…. Tập trung các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, nâng cao tính cung ứng sẵn có để tăng cường vi chất trong các bữa ăn. Về dài hạn là làm sao người dân đa dạng thực phẩm, thực hiện mô hình vườn ao chuồng, mô hình an ninh nông nghiệp và dinh dưỡng để đảm bảo  sự cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng sắt kẽm vitamin D, C…

Ba là ngay lập tức quản lý điều trị nhóm trẻ suy dinh dưỡng cấp tính. Tỉ lệ này hiện từ 6-7% ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Phải quản lý chặt ché để nhõm này thoát khỏi suy dinh dưỡng cấp tính. Bốn là tập trung vấn đề nước sạch vệ sinh và tẩy giun. Năm là tang cường kiến thức truyền thông và tính phối hợp liên ngành. Các cấp các ngành phải vào cuộc thực sự mới đồng bộ giải quyết được các vấn đề chung này.

Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ phải thực hiện từ lúc tiền mang thai đến mang thai và nuôi con bú, trẻ sau sinh đến 24 tháng tuổi. Chăm sóc sơ sinh thiết yếu, bổ sung chất dinh dưỡng đúng thời gian chất lượng và cân đối dinh dưỡng.

Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản hưởng dẫn quy định thông tư, về chính sách là khá đầy đủ để thực hiện tuy nhiên, quá trình thực thi chính sách gì cũng có những bất cập và hạn chế.

Ở đây đối với chính sách dinh dưỡng trực tiếp đến nhu cầu và đáp ứng nhu cầu người dân, chúng ta còn bất cập về khả năng thực thi chính sách bằng cách tiếp cận nguồn lực. Nguồn lực thực hiện còn hạn chế thì người dân được tiếp cận cũng hạn chế. Ví dụ cần cung cấp đầy đủ bổ sung vitamin khoáng chất phòng chống thiếu vi chất cho bà mẹ và trẻ em, tỉ lệ rất hạn chế.

Đến thời điểm này thành công của giảm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng nhờ được thực sự quan tâm của Đảng, Bộ Y tế để giúp cho bà con, nhưng vẫn cần nỗ lực hơn để hoàn thiện mục tiêu đưa các chỉ số kinh tế xã hội và giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng.

"Dinh dưỡng trong giai đoạn hiện nay có vai trò đặc biệt quan trọng. Tôi kêu gọi mọi người dân phải hành động, các cấp chính quyền phải vào cuộc để có một thế hệ tương lai khỏe mạnh và tầm vóc", TS Trần Đăng Khoa nói.

Báo động dinh dưỡng cho trẻ em vùng dân tộc thiểu sốBáo động dinh dưỡng cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số

SKĐS - Trẻ em các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng. Số liệu cho thấy có 38% trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bộ Y tế cảnh báo dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát vào tháng 11,12 | SKĐS


PV
Ý kiến của bạn