Hà Nội

Nhiều loài dược liệu quý có nguy cơ mai một

15-12-2022 07:00 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - Chưa quy hoạch vùng trồng rộng rãi, khai thác tự phát, nhận thức về giá trị một số loài dược liệu không đúng… khiến không ít loài dược liệu quý ở Việt Nam đứng trước nguy cơ biến mất.

Tầm quan trọng của dược liệu trong chăm sóc sức khỏe người dânTầm quan trọng của dược liệu trong chăm sóc sức khỏe người dân

SKĐS - Với lịch sử nền Y học cổ truyền gắn liền với chiều dài hơn 4.000 năm văn hiến từ thời kỳ khai quốc đến nay, việc sử dụng dược liệu từ các bài thuốc dân gian đã trở thành một phần của cuộc sống người dân.

Việt Nam có 5 trung tâm dược liệu lớn

PGS.TS Trần Văn Ơn, nguyên Trưởng Bộ môn thực vật, Trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, Việt Nam có 5 trung tâm đa dạng sinh học lớn bảo tồn dược liệu. Trung tâm đa dạng Đông Bắc có dược liệu ba kích, trà hoa vàng, hồi, ô đầu... Trung tâm đa dạng Hoàng Liên Sơn có các loại sâm như sâm Lai Châu, sâm Vũ Diệp, sâm Tam thất, quế. Trung tâm Cúc Phương - Pù Luông có dành dành, bình vôi đỏ. Trung tâm đa dạng Bach Mã - Ngọc Linh có cây vàng đắng, sâm Ngọc Linh, quế Trà My. Trung tâm đa dạng Lang Biang có thạch tùng răng cưa, vàng đắng... Đó là các dược liệu quý hiếm, phân bố toàn lãnh thổ Việt Nam nhưng tập trung ở 5 trung tâm dược liệu kể trên.

Ngoài ra các vùng đều có dược liệu, ví dụ đồng bằng và trung du phía Bắc có cây gấc, ven biển miền Trung có cây tràm gió... đó là các dược liệu có thể điểm mặt. Việt Nam có tứ đại danh dược là sâm, nhung, quế, phụng (nhân sâm, nhung hươu, câu quế, phụ tử (ấu tẩu).

Nhưng điều đáng nói là nhiều vùng dược liệu bị mai một. PGS.TS Trần Văn Ơn cho biết, có những loài bị săn lùng ráo riết đến mức biến mất trong tự nhiên như nhóm sâm chi panas ở Hoàng Liên Sơn đã gần như cạn kiệt. Hay hoàng tinh, các loại bình vôi, thạch tùng răng cưa... cũng bị vét sạch để bán sang Trung Quốc. Cây bòng boong rất bình thường nhưng cũng bị săn lùng xuất bán trở nên hiếm có.

Nhiều loài dược liệu quý có nguy cơ mai một - Ảnh 2.

Nhiều loài dược liệu quý bị khai thác tự phát có nguy cơ mai một.

Loại thứ hai là chúng ta tiêu diệt nó vô ý thức là cây vàng đắng, khi đốt rừng để trồng keo thì vàng đắng sẽ chết sạch nên vàng đắng còn rất ít, trong khi trước đây thì bạt ngàn. Hay trà hoa vàng trước đây rất nhiều, giờ lại vô cùng hiếm do phá rừng trồng keo.

Nên xây dựng danh mục quốc dược

Theo TTND.TS.BS Đào Thị Ngọc Lan, Giám đốc Trung tâm phát triển khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng tỉnh Yên Bái, đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số, bà con sống dựa vào thiên nhiên, lấy cây cỏ để làm thuốc chữa bệnh, nhưng chưa có ý thức bảo tồn mà chỉ biết khai thác. Vì thế những cây thuốc tự nhiên dần dần cạn kiệt. Hầu hết người dân tộc thiểu số lấy cây thuốc trong thiên nhiên chữa bệnh cho mình và gia đình chứ chưa thể khai thác nó như một loại hàng hóa để tạo sinh kế cho gia đình.

Đặc thù riêng của từng dân tộc, mỗi dân tộc có đời sống riêng, trong đó có tri thức bản địa. Tri thúc bản địa trong khám chữa bệnh bằng cây thuốc, mỗi dân tộc có những bí truyền, được lưu giữ đời này sang đời khác. Có những dân tộc có cây thuốc mà người ngoài dân tộc không thể biết. Phát triển dược liệu cho bà con dân tộc thiểu số có cái khó nên cần giải pháp đồng bộ mới khai thác được hết tiềm năng, bản địa, để biến nó là sản phẩm chăm sóc sức khỏe, vừa tạo sinh kế cho đồng bào.

PGS.TS Trần Văn Ơn cho rằng, phát triển dược liệu không phải việc riêng của ngành y tế, ngành nông nghiệp, khoa học công nghệ, công thương... phải cùng vào cuộc. Kể cả ngành văn hóa thể thao du lịch cũng phải vào cuộc để phát triển. Đó là những cái khó để phát triển ngành dược liệu trong nước. 

Nhiều loài dược liệu quý có nguy cơ mai một - Ảnh 3.

Tài nguyên dược liệu của Việt Nam rất đa dạng.

"Chúng ta có 5117 cây thuốc, trong đó có 100 loài được lựa chọn để phát triển. Đây là điều rất khó. Tôi đề xuất, thay vì tập trung vào 100 loài để phát triển, phải phân loại cây có giá trị rất quan trọng thì gọi là quốc dược, có sâm, nhung, quế, phụng. Trong đó sâm và quế phải là quốc dược, tập trung mọi nguồn lực phát triển. Phạm vi nhỏ hơn là tỉnh dược, mỗi tỉnh tập trung 1,2 cây để phát triển. Thứ ba là cộng đồng dược. Tại sao chúng ta không phân loại để tập trung dồn lực phát triển, nếu rải ra 100 cây thì rất khó để phát triển. Cuối cùng là phát triển nền kinh tế thảo dược Việt Nam, phát huy lợi thế để tạo ra giá trị", PGS.TS Trần Văn Ơn đề xuất.

Thách thức trong bảo tồn cây dược liệu

Theo PGS.TS Trần Văn Ơn, có hai cách bảo tồn là bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ. Trong hai loại này, loại nguyên chỗ chúng ta đã làm được, dành nhiều nguồn lực để thực hiện. Còn loại bảo tồn chuyển chỗ ở Việt Nam gần như không làm được. Chỉ các viện, đơn vị, trường đại học có vườn cây thuốc cho sinh viên học. Chúng ta chưa quan tâm đến loại bảo tồn này, hệ lụy là chúng ta không hiểu biết về trồng trọt, cứ giữ dược liệu ở trong rừng. Trong khi các nước lưu giữ rất nhiều cây thuốc, từ đó lưu trữ gen, chọn tạo giống.... còn chúng ta chưa làm được.

Bảo tồn nguyên chỗ là bảo tồn tri thức của người dân, bảo tồn sự tiến hóa của tri thức là thế mạnh của bảo tồn tại chỗ. Nguồn gen khi đó cũng liên tục tiến hóa. Chúng ta đang thiên lệch, chi hàng nghìn tỷ đồng để bảo tồn nguyên chỗ nhưng lại gần như không chi gì cho bảo tồn chuyển chỗ như các vườn thực vật, vườn cây thuốc.

TTND.TS.BS Đào Thị Ngọc Lan, Giám đốc Trung tâm phát triển khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng tỉnh Yên Bái cho rằng, để đồng bào dân tộc thiểu số phát triển nguồn dược liệu cần giải pháp căn cơ, đồng bộ từ tầm vĩ mô, cần có đánh giá bài bản, khoa học về tiềm năng cây thuốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện chưa có đánh giá căn cơ khoa học nào về có những loại cây gì, diện tích bao nhiêu, giá trị kinh tế và chữa bệnh của nó như thế nào là chưa có. Hai là cần đưa cây thuốc vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phải thực thi dưới hình thức Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Cần phát triển cây thuốc theo mô hình chuỗi giá trị và có sự liên kết giữa 4 nhà là người dân, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà quản lý.

Cuối cùng là vai trò của các tổ chức xã hội và truyền thông để người dân hiểu giá trị của cây thuốc giúp bà con dân tộc thiểu số phát triển được dược liệu.

Giải pháp sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bằng trồng và phát triển dược liệuGiải pháp sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bằng trồng và phát triển dược liệu

SKĐS - Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Đề án "Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025".

Xem thêm video đang được quan tâm:

Mùa Lạnh Đừng Để Viêm Phổi 'Tấn Công" | SKĐS


PV
Ý kiến của bạn