Nhiều kỹ thuật hạt nhân ở Việt Nam phục vụ chẩn đoán, điều trị hiệu quả bệnh hiểm nghèo

13-06-2024 15:22 | Xã hội
google news

SKĐS - Mạng lưới các cơ sở X-quang đã triển khai tới tuyến huyện, cả nước hiện có 48 cơ sở y học hạt nhân, 46 cơ sở xạ trị có các trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị hiệu quả nhiều bệnh hiểm nghèo.

47 công trình nhận giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ năm 202347 công trình nhận giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ năm 2023

SKĐS - Các công trình công nghệ nghiền khô siêu mịn sản xuất gạch ngói cao cấp, sản xuất nhựa polyester không no làm đá nhân tạo hay giống cà phê vối lai... được vinh danh giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam tối 30/5.

Ngày 13/6 Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo Ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp ý định hướng xây dựng Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hội thảo nhằm tạo ra một diễn đàn trao đổi, thảo luận giữa các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, đại diện các cơ sở nghiên cứu - ứng dụng - triển khai, các doanh nghiệp,... về định hướng xây dựng Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiều kỹ thuật hạt nhân ở Việt Nam phục vụ chẩn đoán, điều trị hiệu quả bệnh hiểm nghèo- Ảnh 2.

Hội thảo Ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp ý định hướng xây dựng Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ông Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, một trong những thành tựu nổi bật là trong y tế với việc phát triển mạng lưới các cơ sở X-quang đã triển khai tới tuyến huyện, cả nước hiện có 48 cơ sở y học hạt nhân với hơn 40 thiết bị xạ hình (đạt tỷ lệ khoảng 0,4 thiết bị/1 triệu dân); 46 cơ sở xạ trị được trang bị gần 100 thiết bị (đạt tỷ lệ 1 thiết bị/1 triệu dân) trong cả nước, nhiều kỹ thuật hiện đại đã được thực hiện thành công ở Việt Nam phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị hiệu quả bệnh ung thư và các bệnh hiểm nghèo như thần kinh, tim mạch, tiêu hóa.

Việt Nam cũng sản xuất dược chất phóng xạ y tế từng bước được tự chủ với năng lực sản xuất trong nước đạt 1000Ci/năm trên lò phản ứng nghiên cứu và 350Ci/năm trên 05 hệ thống máy gia tốc. Năng lực ứng dụng công nghệ y học hạt nhân của Việt Nam hiện ở mức trung bình so với các quốc gia trong khu vực Châu Á, đạt trên trung bình so với khu vực Đông Nam Á.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam được Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đánh giá là quốc gia đứng thứ 8 thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo giống bằng chiếu xạ gây đột biến với một số giống cây chủ lực được tạo ra như lúa (trong đó có ST25 đã 2 lần nhận được cúp Gạo ngon nhất thế giới). Tính đến năm 2023, chúng ta đã tạo ra và gieo trồng khoảng 80 giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu hạn, úng và kháng bệnh cao. Cả nước hiện có 14 cơ sở chiếu xạ công nghiệp, trong đó chiếu xạ nông thủy sản đã phục vụ hiệu quả cho xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Úc,…

Nhiều kỹ thuật hạt nhân ở Việt Nam phục vụ chẩn đoán, điều trị hiệu quả bệnh hiểm nghèo- Ảnh 3.

Ông Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại hội thảo.

Kỹ thuật thủy văn đồng vị đã góp phần quan trọng trong đánh giá trữ lượng, nguồn bổ cập của nguồn tài nguyên nước ngầm cũng như đánh giá an toàn công trình đập thủy điện. Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy bằng bức xạ đã giúp đánh giá chất lượng kết cấu, tuổi thọ công trình giao thông, xây dựng, công nghiệp và năng lượng. Kỹ thuật đồng vị đã được ứng dụng để đánh giá sa bồi cảng biển, bồi lấp lòng hồ đập thủy điện, đánh giá xói mòn đất, thử nghiệm trong ngành dầu khí giúp tăng cường hiệu suất thu hồi dầu. 

Công nghệ bức xạ đã tạo ra nhiều chế phẩm phục vụ sản xuất và đời sống, thân thiện môi trường như chế phẩm kích thích tăng trưởng và bảo vệ thực vật, thức ăn nuôi tôm, gia cường đặc tính dây cáp điện bằng khâu mạch bức xạ,… Các kỹ thuật phân tích hạt nhân đã góp phần đánh giá các loại ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, góp phần cho phát triển bền vững.

Tuy vậy, các kết quả ứng dụng năng lượng nguyên tử ở nước ta vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng, triển vọng và đòi hỏi của thực tiễn. Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai công tác lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Quy hoạch được xây dựng sẽ là công cụ quản lý nhà nước giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; đề ra định hướng cơ bản dài hạn, xác định các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá trong phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình.

Đề ra định hướng và phương án đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân, các cơ sở ứng dụng và cơ sở đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, là căn cứ để hoạch định các chính sách và kiến tạo động lực phát triển, xây dựng kế hoạch, giải pháp và huy động nguồn lực thực hiện.

Làm thế nào để nhà khoa học trẻ khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu?Làm thế nào để nhà khoa học trẻ khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu?

SKĐS - Các nhà khoa học, diễn giả khách mời kiến nghị giải pháp, định hướng trong quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh mới.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bản tin dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 13/6.


Tô Hội
Ý kiến của bạn