Hà Nội

Nhiều khó khăn trong công công tác quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Bắc Hà

25-09-2023 07:48 | Xã hội
google news

SKĐS – Chú trọng triển khai nhiều hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm, tuy nhiên công tác quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Bắc Hà vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Nguy cơ ngộ độc quả rừng luôn hiện hữu ở các dân tộc vùng cao vì thiếu hiểu biếtNguy cơ ngộ độc quả rừng luôn hiện hữu ở các dân tộc vùng cao vì thiếu hiểu biết

SKĐS – Ngộ độc quả rừng hay gặp nhất là quả Hồng Châu, quả Chí Chụa, quả dâu rừng, quả Mắc Rạc, quả Mỡ, cây hoa chuông… Các vụ ngộ độc xảy ra chủ yếu đối với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng xa, đáng lưu ý các gia đình có con đang trong độ tuổi học phổ thông vì thiếu hiểu biết.

Những năm gần đây vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm đã được huyện Bắc Hà, Lào Cai quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường truyền thông cũng như kiểm tra, giám sát trên lĩnh vực này. Theo thống kê, toàn huyện Bắc Hà, Lào Cai có trên 760 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trong đó có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến nhỏ lẻ vùng cao khó kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm.

Là địa phương miền núi, nhiều đồng bào dân tộc, công công tác quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Bắc Hà cũng gặp không ít khó khăn. Địa bàn huyện Bắc Hà rộng, chủ yếu người dân tộc thiểu số sinh sống chiếm tới 81,3% là các dân tộc Tày, Mông, Dao, Phù Lá, Nùng, La Chí… Nhận thức của một bộ phận của bà con còn hạn chế.

Trong sản xuất nông nghiệp, người dân vẫn lạm dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; quy mô sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, hoạt động của các chợ, đặc biệt là chợ ở vùng cao khó kiểm soát, trong khi chế tài xử phạt hành vi vi phạm chưa đủ sức răn đe… tất cả đều tiềm ẩn nguy cơ cao về mất an toàn thực phẩm.

Hàng năm, việc kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thường phát hiện nhiều vi phạm. Như năm 2022, có trên 90 cơ sở vi phạm hành chính liên quan đến mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên địa bàn cũng đã xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Những vụ ngộ độc tập thể đã xảy ra trên địa bàn như 73 người mắc khi ăn tiệc cưới xảy ra tại xã Na Hối; sự cố sinh hoạt do ăn nhầm chất thông cống CTE tại trường Tiểu học xã Bản Già làm 5 học sinh mắc phải nhập viện… Người dân còn có một số tục lệ vẫn còn duy trì như: ăn tiết canh, quả rừng, nấm rừng… Đây là những nguyên nhân trực tiếp gây ngộ độc thực phẩm.

Nhiều khó khăn trong công công tác quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Bắc Hà - Ảnh 2.

Vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân vùng cao vẫn còn gặp khó khăn. Ảnh MH

Địa bàn khá rộng và phân tán, việc phối hợp 3 ngành Công Thương – Nông Nghiệp – Y tế chưa được chặt chẽ; lực lượng cán bộ chuyên ngành còn thiếu, trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra thực phẩm chưa đồng bộ, hầu hết chỉ quan sát bằng mắt thường… là thách thức lớn đặt ra cho vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Tại thị trấn Bắc Hà, với hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch ngày càng nhiều. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập. Từ đội ngũ cán bộ chuyên môn thiếu, trang thiết bị phục vụ thiếu và không đồng bộ đến công tác phối kết hợp còn vướng mắc nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Thực tế cho thấy, không riêng Bắc Hà mà ở hầu hết các địa phương, công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm hiện đang gặp nhiều bất cập vướng mắc từ chính quy định của các bộ, ngành quản lý. Điển hình như là địa phương có tý lệ hộ gia đình nấu rượu thủ công rất lớn, nhưng gần như các hộ sản xuất của Bắc Hà đều không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận sản xuất nên sản phẩm cho hộ dân không được đăng ký tem, nhãn mác; việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, chợ phiên, các điểm bán hàng tự phát là rất khó khăn.

Để đẩy mạnh công tác an toàn thực phẩm với người dân, nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc, tôn giáo sinh sống nơi đây đòi hỏi phải đẩy mạnh các giải pháp đồng bộ, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Các cấp chính quyền đẩy mạnh tăng cường truyên truyền, tuần tra giám sát, xử lý nghiêm vi phạm… nhằm nâng cao ý thức của người sản xuất, kinh doanh, hạn chế thấp nhất ngộ độc thực phầm, bảo vệ sức khỏe người dân.



H.MY
Ý kiến của bạn