Nhiều F0 ở cùng nhà, người âm tính trước có phải cách ly?

05-03-2022 12:30 |
google news

SKĐS - Với trường hợp người đã có kết quả xét nghiệm âm tính không cần phải cách ly với các F0 còn lại bởi lúc này cơ thể của F0 đã âm tính vẫn còn kháng thể giúp họ bảo vệ bản thân.

Đừng thờ ơ với hội chứng thiếu máu lên não của F0 đã khỏi bệnh  Đừng thờ ơ với hội chứng thiếu máu lên não của F0 đã khỏi bệnh

Thiếu máu lên não là chứng bệnh không còn xa lạ trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, dịch COVID-19 xảy ra lại là một tác nhân có thể khiến chứng bệnh này ngày càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở những F0 đã khỏi bệnh.

Gia đình chị Lê Ngọc (Quốc Oai, Hà Nội) có 5 thành viên mắc COVID-19. Các F0 ở gia đình chị gồm 2 vợ chồng, 2 con trai và người mẹ chồng. Ban đầu, chồng chị mắc COVID-19, 4 thành viên còn lại đều âm tính nhưng sau đó, 4 người còn lại cũng lần lượt có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Điều chị Ngọc băn khoăn là hiện tại chị có kết quả âm tính trước, trong khi 4 người còn lại vẫn đang dương tính. Như vậy, liệu chị có phải cách ly với các F0 còn lại?

Nhiều F0 ở cùng nhà, người âm tính trước có phải cách ly? - Ảnh 2.

Biển cách ly tại một gia đình ở quận Hoàng Mai, Hà Nội

Về vấn đề này, TS Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (ĐH Nguyễn Tất Thành) cho biết, hiện tại, tình hình dịch COVID-19 tại Hà Nội căng thẳng, xuất hiện tình trạng 1 người nhiễm và lây cho cả nhà. Ngoài ra, khi nhiều người trong gia đình nhiễm sẽ xảy ra trường hợp người âm tính trước, người âm tính sau.

Theo TS Bùi Lê Minh, với trường hợp người đã có kết quả xét nghiệm âm tính không cần phải cách ly với các F0 còn lại bởi lúc này cơ thể của F0 đã âm tính vẫn còn kháng thể giúp họ bảo vệ bản thân. Tình trạng tái nhiễm thường chỉ xuất hiện sau 1, 2 tháng từ khi khỏi bệnh.

"Người bệnh có kết quả âm tính nên an tâm, không phải quá lo lắng về vấn đề cách ly. Nếu sức khỏe đảm bảo có thể hỗ trợ, chăm sóc các F0 còn lại bởi khả năng chăm sóc nhau vô cùng quan trọng trong bối cảnh nhiều gia đình đang cách ly, điều trị tại nhà", TS Minh nói.

TS Bùi Lê Minh cũng phân tích thêm, sau 1, 2 tháng từ khi khỏi bệnh, người bệnh có khả năng tái nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đầu tiên là do nồng độ kháng thể sẽ suy giảm theo thời gian.

Thứ hai, chúng ta tái nhiễm COVID-19 nhưng tái nhiễm các biến chủng khác nhau. Sự khác biệt giữa các protein gai càng lớn của các biến chủng, chúng ta lại càng ít có miễn dịch chéo. Tức là miễn dịch của cơ thể tạo ra để chống lại biến chủng này không đủ để ngăn cản biến chủng phía sau. Ví dụ lần đầu bạn nhiễm chủng Delta, lần sau bạn vẫn có nguy cơ nhiễm chủng Omicron.

Cũng theo TS. Minh, còn trường hợp đã nhiễm Omicron, rất khó và hiếm xảy ra nhiễm lại cùng một biến chủng. Do hệ miễn dịch đã học được cách tấn công lại virus. Việc tái nhiễm 2 biến chủng khác nhau có thể xảy ra nhưng thời gian tái nhiễm thường từ 1 tháng trở lên vì vậy khi F0 vừa âm tính không phải cách ly với các F0 còn lại.

Tương tự, BS Nguyễn Hoàng Hiệp, Bệnh viện Quân y 103, cũng cho rằng, trong gia đình có nhiều F0 người có kết quả âm tính trước không phải cách ly với những người còn lại. BS Hiệp lý giải, sau khi khỏi COVID-19, cơ thể bệnh nhân có kháng thể chống lại virus. Vì vậy người này có thể yên tâm để sinh hoạt, không lo về khả năng lây nhiễm trở lại từ những người vẫn dương tính.

Cũng theo BS Hiệp, trường hợp tái nhiễm có thể xảy ra nhưng thường tái nhiễm ở chủng khác. Ví dụ bạn mắc Delta, lần tái nhiễm bạn có thể mắc chủng Omicron. Thứ 2, việc tái nhiễm phải xảy ra sau một khoảng thời gian nhất định khi kháng thể trong cơ thể F0 vừa khỏi bệnh bị giảm đi.

"Hiện chưa có nghiên cứu chính xác về khoảng thời gian kháng thể bị giảm đi nhưng khoảng từ 1- 3 tháng, kháng thể sẽ không có tác dụng bảo vệ nữa, yếu đi. Điều này cũng giống như chúng ta tiêm vắc xin theo thời gian kháng thể cũng sẽ giảm dần", BS Hiệp nói thêm.

BS Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội truyền nhiễm TP.HCM, cũng cho rằng, việc tái nhiễm COVID-19 trong một thời gian ngắn sau khi mắc là hoàn toàn có thể xảy ra vì người bệnh có thể nhiễm hai biến chủng khác nhau.

Dù vậy, bác sĩ Khanh cho rằng mọi người không nên quá hoang mang, lo lắng vì khi tái nhiễm dù là biến thể mới nhưng đa phần sẽ nhẹ hơn so với mắc lần đầu, nhất là người đã tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19.

Về trường hợp nhà có nhiều người F0 nhưng vẫn có người âm tính, được cách ly phòng riêng. Khi người F0 âm tính trước, có nên tách ra ở cùng F1 hay vẫn cách ly cùng với F0 như trước, TS Bùi Lê Minh cho rằng, theo quy định của Bộ Y tế, F0 có kết quả âm tính sau 7 ngày có khả năng tái hòa nhập cộng đồng.

"Với các gia đình nhiều thành viên là F0, người âm tính trước có thể ra ở cùng F1. Theo nguyên tắc, khoảng 7 ngày kể từ khi có triệu chứng, khả năng lây nhiễm cho người khác sẽ kém đi, trừ trường hợp mắc COVID-19 nặng.

Tuy vậy để đảm bảo an toàn, người cùng một nhà vẫn nên thực hiện các khuyến cáo phòng lây nhiễm như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên…", TS Minh cho biết.

Cắt thưởng người lao động vì mắc COVID-19 sẽ bị xử phạt ra sao?


K.N
th
Ý kiến của bạn