Hai đơn vị ở Tây Nguyên thường xuyên tiếp nhận động vật quý hiếm đi lạc và giải cứu động vật bị sập bẫy, về chăm sóc sức khỏe rồi thả về tự nhiên là Trung Tâm bảo tồn voi, cứu hộ động vật và bảo vệ rừng Đắk Lắk (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) và Vườn quốc gia Chư Mom Ray (đóng chân ở huyện Sa Thầy, Kon Tum).
Theo lãnh đạo Vườn quốc gia Chư Mom Ray, giữa năm 2023 đến nay, có trên 20 cá thể động vật quý hiếm được đơn vị tiếp nhận và giải cứu, khi động vật bình phục sức khỏe thì thả về tự nhiên. Đặc biệt, có một số động vật quý hiếm như trăn đất rừng, khỉ mặt đỏ đi lạc vào nhà dân được người dân tự nguyện giao nộp.
Thống kê của Trung tâm bảo tồn voi, cứu hộ động vật và bảo vệ rừng Đắk Lắk, từ tháng 5 đến nay đơn vị này đã tiếp nhận và giải cứu rất nhiều động vật quý hiếm như mèo rừng, tê tê, khỉ đuôi dài, rùa núi vàng, cầy mực, khỉ đuôi lợn, cu li. Sau đó, chăm sóc cho động vật hồi phục sức khỏe rồi thả về tự nhiên. Ngày 13/11, ông Lê Văn Hồng, phụ trách Phòng Cứu hộ động vật hoang dã (Trung tâm bảo tồn voi, cứu hộ động vật và bảo vệ rừng Đắk Lắk) cho biết, có thời điểm cùng lúc chúng tôi thả về tự nhiên hàng loạt động vật quý hiếm. Điển hình như đầu tháng 7/2024, trung tâm đã thả về tự nhiên 14 con vẹt ngực đỏ, 2 chim ưng xám, 2 chồn bạc má, 2 con sóc đất, và bàn giao 2 con rùa răng cưa cho vườn Quốc gia U Minh Thượng. Đây đều là những động vật quý hiếm. mỗi loài động vật quý hiếm sau khi được cứu hộ sẽ cho sử dụng loại thức ăn phù hợp. Khi động vật khỏe mạnh thì trung tâm nghiêm cứu xem chúng phù hợp với khu vực rừng già nào thì thả về khu vực đó.
Dưới đây là chùm ảnh nhiều động vật quý hiếm đi lạc và sập bẫy được tiếp nhận, giải cứu và thả về tự nhiên.
Nhiều động vật quý được Trung Tâm bảo tồn voi, cứu hộ động vật và bảo vệ rừng Đắk Lắk (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) giải cứu và thả về tự nhiên,