Nhiều đề xuất để hoạt động công tác xã hội bệnh viện thêm hiệu quả

13-11-2024 21:52 | Y tế

SKĐS - Trong thời gian qua, các hoạt động công tác xã hội tại các bệnh viện đã góp phần quan trọng hỗ trợ, chia sẻ với người bệnh, gia đình người bệnh...

Chiều 13/11, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo Thông tư hướng dẫn công tác xã hội trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với sự tham dự của đại diện lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác xã hội của nhiều bệnh viện đến từ các vùng miền trong cả nước, có cả bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tư nhân tham dự.

Nhiều đề xuất để hoạt động công tác xã hội bệnh viện thêm hiệu quả- Ảnh 1.

TS.BS Hà Anh Đức - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh: Các hoạt động công tác xã hội tại các bệnh viện đã góp phần quan trọng hỗ trợ, chia sẻ với người bệnh, gia đình người bệnh...

Tại cuộc họp, TS.BS Hà Anh Đức - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện và đánh giá cao những nỗ lực của các hoạt động công tác xã hội tại các bệnh viện nói chung trong suốt thời gian qua đã góp phần quan trọng hỗ trợ, chia sẻ với người bệnh, gia đình người bệnh.

Đồng thời đội ngũ này cũng góp phần tuyên truyền giúp người bệnh có đầy đủ thông tin về dịch vụ khám, chữa bệnh để người bệnh, người nhà người bệnh tự tin lựa chọn những phương án tốt nhất.

Nhiều đề xuất để hoạt động công tác xã hội bệnh viện thêm hiệu quả- Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) phát biểu tại cuộc họp.

Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, Thông tư 43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 của Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, hoạt động công tác xã hội của các bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực, tài chính, cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo Thông tư 43 của Bộ Y tế để giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng bệnh tật.

Trong Thông tư 43, nhiều nhiệm vụ chung chung, chồng chéo, vượt quyền hạn của nhân viên khiến việc triển khai các hoạt động trong thực tế gặp nhiều khó khăn...

Để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện tốt công tác xã hội, Bộ Y tế đã chỉ đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nghiên cứu, khảo sát, lấy ý kiến việc sửa đổi Thông tư số 43 nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục những bất cập để hỗ trợ tốt hơn cho người bệnh.

Nhiều đề xuất để hoạt động công tác xã hội bệnh viện thêm hiệu quả- Ảnh 3.

Đại diện Ban soạn thảo trình bày dự thảo Thông tư hướng dẫn công tác xã hội trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

"Trên cơ sở đó, thời gian qua, Ban soạn thảo - đầu mối là Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã phối hợp cùng các chuyên gia, các Vụ, Cục và đơn vị liên quan của Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn công tác xã hội trong cơ sở khám chữa bệnh.

Dự thảo đã được lấy ý kiến các bệnh viện, trực tiếp là đội ngũ làm công tác xã hội, nhằm đưa vào Thông tư những nội dung phù hợp, tạo điều kiện cho hoạt động công tác xã hội bệnh viện phát triển"- TS.BS Hà Anh Đức nói.

Tại cuộc họp, đại diện nhiều bệnh viện đã có những góp ý, đề xuất liên quan đến quy định về nhân lực, mô hình công tác xã hội phù hợp với quy mô bệnh viện (có thể là phòng hoặc tổ hoặc trung tâm công tác xã hội).

Theo đó, đối với các cơ sở không thành lập được Phòng Công tác xã hội thì có thể lập các Tổ Công tác xã hội và các tổ này không nhất thiết phải quy định là trực thuộc phòng, ban nào mà để các bệnh viện có quyền tự quyết định dựa theo đặc thù nhiệm vụ, quy mô hoạt động và sự sắp xếp của đơn vị;

Nhiều đề xuất để hoạt động công tác xã hội bệnh viện thêm hiệu quả- Ảnh 4.
Nhiều đề xuất để hoạt động công tác xã hội bệnh viện thêm hiệu quả- Ảnh 5.
Nhiều đề xuất để hoạt động công tác xã hội bệnh viện thêm hiệu quả- Ảnh 6.
Nhiều đề xuất để hoạt động công tác xã hội bệnh viện thêm hiệu quả- Ảnh 7.
Nhiều đề xuất để hoạt động công tác xã hội bệnh viện thêm hiệu quả- Ảnh 8.
Nhiều đề xuất để hoạt động công tác xã hội bệnh viện thêm hiệu quả- Ảnh 9.

Các đại biểu tham luận ý kiến tại cuộc họp.

Các đại biểu cũng thảo luận về những nguyên tắc, quy trình cung cấp cũng như những dịch vụ công tác xã hội cơ bản mà đội ngũ làm công tác xã hội sẽ đảm nhiệm...; mối quan hệ phối hợp thực hiện dịch vụ công tác xã hội của cơ sở khám chữa bệnh...

Đây là lần thứ 2 cuộc họp về nội dung này được diễn ra để Ban soạn thảo lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đề xuất liên quan đến hoạt động công tác xã hội bệnh viện.

So với dự thảo ngày 25/9/2024, bản dự thảo cập nhật đến ngày 11/11/2024 đã có một số thay đổi trên cơ sở tiếp thu, chỉnh sửa các nội dung phù hợp.

Nhiều đề xuất để hoạt động công tác xã hội bệnh viện thêm hiệu quả- Ảnh 10.

Đại diện UNICEF phát biểu tại cuộc họp.

Giai đoạn 2021 - 2030, Bộ Y tế đã giao nhiệm vụ cho hệ thống khám, chữa bệnh nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật;

Hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện hoạt động công tác xã hội ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại hơn, tiếp thu kinh nghiệm từ các nước tiên tiến, áp dụng công nghệ, xây dựng và áp dụng các quy trình quản lý, quy trình chuyên môn của hoạt động công tác xã hội để mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh, quan tâm và giúp đỡ nhiều hơn đến một số nhóm đối tượng đặc thù (như trẻ em, phụ nữ bị bạo lực, xâm hại; người khuyết tật, người có vấn đề sức khỏe tâm thần; người bị bệnh ung thư…);

Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong thực hiện các quy trình trợ giúp một số nhóm đối tượng đặc thù được thăm khám, điều trị tại bệnh viện và được theo dõi, hỗ trợ khi trở về gia đình, cộng đồng.

Công tác xã hội trong bệnh viện: Làm đủ mọi việcCông tác xã hội trong bệnh viện: Làm đủ mọi việc

SKĐS - Bệnh viện là một xã hội thu nhỏ. Do đó, nhu cầu về công tác xã hội tại bệnh viện rất lớn. Việc hỗ trợ các khoa, phòng sắp xếp, điều phối bệnh nhân của Phòng Công tác xã hội chính là kinh tế y tế, tiết kiệm cho bệnh viện.


Thái Bình/Ảnh: Trần Minh
Ý kiến của bạn