Nhiều chuyển biến tích cực trong việc chăm sóc người cao tuổi trên cả nước

01-10-2024 07:23 | Xã hội
google news

SKĐS - Kể từ khi triển khai chỉ thị số 59-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII), công tác chăm sóc người cao tuổi ở các tỉnh thành trên cả nước đã có những chuyển biến rõ rệt, đóng góp thiết thực vào việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở.

Người cao tuổi Việt Nam là lớp người có vai trò, vị trí quan trọng đối với gia đình và xã hội, đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Người cao tuổi cần được chăm sóc và phát huy trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sau nhiều năm thực hiện Chỉ thị số 59-CT/TW, của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) về chăm sóc người cao tuổi và thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về công tác chăm sóc người cao tuổi, nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên cả nước đã có sự chuyển biến tích cực.

Nhiều chuyển biến tích cực trong việc chăm sóc người cao tuổi trên cả nước- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều hoạt động thiết thực thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư. Toàn tỉnh hiện có trên 100.000 người cao tuổi, trong đó có gần 29.000 người cao tuổi là cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tham gia tiền khởi nghĩa, cựu thanh niên xung phong, thương, bệnh binh và Mẹ Việt Nam Anh hùng. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có tổ chức Hội Người cao tuổi, trong đó có trên 80% số xã, phường, thị trấn có quỹ chăm sóc người cao tuổi với số tiền trên 4 tỷ đồng. Hằng năm toàn tỉnh có trên 9.000 người cao tuổi được khám, cấp thuốc miễn phí, với kinh phí trên 135 triệu đồng... Người cao tuổi đã và đang phát huy tốt vai trò trong xã hội, là những hạt nhân tích cực của các phong trào ở cơ sở.

Cũng theo đó, UBND tỉnh Lạng Sơn thời gian qua đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền thi hành Luật Người cao tuổi và các văn bản hướng dẫn triển khai Luật Người cao tuổi sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã xây dựng chuyên mục người cao tuổi mỗi tháng 04 kỳ, tổng thực hiện 2.400 phát sóng; tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh được 286.800 lượt truyền thanh và thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức hội, đoàn thể, các lớp, các chương trình tập huấn nghiệp vụ, thực hiện lồng ghép bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như tuyên truyền qua các hội nghị, thông qua các hoạt động sinh hoạt chuyên đề ''Vui khỏe – Có ích'', nêu gương ''Ông bà mẫu mực – Con cháu thảo hiền'', ''Tuổi cao - Gương sáng''... Kết quả đã tổ chức được 1.111 cuộc tuyên truyền thu hút 61.916 lượt người tham dự; tổ chức 282 lớp tập huấn về công tác người cao tuổi cho 22.450 lượt cán bộ làm công tác người cao tuổi cấp huyện, xã, thôn; cấp phát 18.000 tờ rơi, tờ gấp. Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, nhận thức của cộng đồng xã hội, nhất là cán bộ cơ sở về công tác người cao tuổi đã được nâng lên, chế độ chính sách đối với người cao tuổi được triển khai ngày một tốt hơn, giảm số lượng đơn thư của đối tượng hỏi về chính sách.

Ngoài ra, tỉnh quan tâm thực hiện đúng quy định việc cấp và khám chữa bệnh cho người cao tuổi bằng thẻ bảo hiểm y tế. 100% người cao tuổi thuộc diện hưởng lương hưu, chính sách người có công, chính sách bảo trợ xã hội, người cao tuổi thuộc hộ nghèo... đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh. Tỷ lệ người cao tuổi có thẻ BHYT đạt 83,78% so với tổng số người cao tuổi.

Tỉnh Hòa Bình cũng cho thấy nhiều chuyển biến tích cực khi hiện nay có hơn 13.000 người cao tuổi ược hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, gần 69.000 người cao tuổi được cấp thẻ BHYT, gần 33.000 người cao tuổi được lập hồ sơ khám và quản lý sức khỏe. Thực hiện chương trình "Mắt sáng cho người cao tuổi" do Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam phát động, có gần 40.000 người cao tuổi được khám, tư vấn mắt, trong đó có gần 5.000 người cao tuổi được mổ mắt thay thủy tinh thể. Gần 2.000 CLB văn hoá, thể dục thể thao của người cao tuổi, là sân chơi, nơi sinh hoạt văn hoá, chăm sóc đời sống tinh thần cho hơn 26.000 người cao tuổi.

Đặc biệt, Quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi hoàn chỉnh ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Quỹ thực sự là cầu nối, là nguồn lực quan trọng để thực hiện các hoạt động xã hội hóa công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Thực hiện Kế hoạch số 44/KH-UBND của UBND tỉnh về Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2016 với chủ đề: "Chung sức vì người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa", các cấp Hội trong tỉnh đã tham mưu cho Hội đồng quản lý Quỹ các cấp phát động đợt cao điểm vận động Quỹ nhân ngày Truyền thống người cao tuổi 6/6, bước đầu thu được trên 2 tỷ đồng. Hội đã tổ chức phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn KDC xóa nhà tạm cho 29 hộ gia đình người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cùng hàng nghìn suất quà được trao tặng cho người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa.

Bài tập tăng cường sự dẻo dai và sức khỏe khớp cho người cao tuổiBài tập tăng cường sự dẻo dai và sức khỏe khớp cho người cao tuổi

SKĐS - Duy trì hoạt động thể chất khi già đi là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể, khả năng vận động và sự minh mẫn trong tinh thần.

Video đang được quan tâm:

Chuyên gia chỉ ra những nguy hại khi bị chấn thương cột sống | SKĐS


Vũ Hồng Hải
Ý kiến của bạn