Hà Nội

Nhiệt miệng - chứng bệnh thường gặp vào mùa đông

14-11-2020 19:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Nhiệt miệng là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Hầu hết mọi người cho rằng chứng bệnh khó chịu này chỉ xảy ra vào mùa hè với thời tiết nóng bức. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mùa lạnh mới là “mùa nhiệt miệng”.

Lý do thường bị  nhiệt miệng mùa đông

Nhiệt miệng (hay còn gọi là loét áp-tơ) là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, nông, thường màu trắng, vàng hoặc đỏ. Viết loét phát triển bên trong khoang miệng, thường ở má hoặc dưới lưỡi, nhưng cũng có thể xuất hiện trên môi, lợi và vòm miệng. Và vào mùa đông, người ta thường bị nhiệt miệng, nguyên nhân vì đâu?

Khi thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm xuống, gió mạnh và không khí khô hơn, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và độ pH trong khoang miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Nhiệt độ giảm, không khí khô hanh khiến nhiệt miệng dễ xuất hiện và tái đi tái lại nhiều lần (ảnh minh họa)

Không những vậy, thời tiết lạnh khiến chúng ta ngại “đụng đến nước”, vấn đề vệ sinh răng miệng có thể không được chú trọng. Ngoài ra, mọi người có xu hướng tìm đến các loại thực phẩm cay nóng để làm ấm cơ thể vào mùa lạnh. Việc này dẫn đến các bệnh lý khác như răng bị sâu, viêm nhiễm khuẩn vùng lợi và các vết loét nhiệt miệng xuất hiện, lâu lành và hay tái phát.

Hậu quả của việc không điều trị kịp thời nhiệt miệng

Nhiệt miệng mùa đông không gây nguy hiểm nhưng nó mang đến khá nhiều bất tiện và đau đớn cho người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, ăn uống và giao tiếp. Nhiều người chủ quan và quyết định sống chung với nhiệt miệng cho đến khi các triệu chứng đau rát giảm dần. Điều này dẫn đến viêm vết loét miệng kéo dài, tái đi tái lại, thậm chí ngay cùng một vị trí.

Chính vì vậy, cần điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh, ngăn cản bệnh tái phát và các biến chứng viêm loét nặng.

Cách đơn giản và hiệu quả điều trị nhiệt miệng

Việc điều trị kịp thời và hiệu quả sẽ giúp giảm ngay các triệu chứng đau rát, rút ngắn thời gian khỏi bệnh và giảm khả năng tái phát. Dưới đây là những phương pháp bạn có thể áp dụng để xua tan nỗi lo mỗi khi gặp tình trạng này:

- Thuốc dạng Gel bôi điều trị: Có chứa Lidocain và dịch chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng. Thuốc ở dạng Gel nên có thể bôi nhẹ nhàng, trực tiếp vào vết loét, bám dính tốt trong khoang miệng. Lidocain có tác dụng giảm đau nhanh chóng, dịch chiết xuất từ hoa cúc có tác dụng kháng viêm, lành nhanh vết loét.

Dịch chiết xuất từ hoa cúc có tác dụng kháng viêm và lành nhanh vết loét nhiệt miệng (ảnh minh họa)

- Chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng là điều người bệnh nên lưu tâm. Nên ăn các thực phẩm mềm, bổ sung thêm vitamin B6, vitamin B12, kẽm (giúp nhanh lành vết thương) và hạn chế thức ăn cay, nóng, chiên nướng.

- Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng trong giai đoạn này là cực kỳ quan trọng. Hãy đánh răng nhẹ nhàng và có thể sử dụng dung dịch nước muối pha loãng để súc miệng 3 lần/ ngày để ngăn sự phát triển của các vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh trong khoang miệng.

Dấu hiệu nhiệt miệng đã thuyên giảm là khi niêm mạc vùng tổn thương chuyển sang màu trắng và đỡ đau nhức. Thông thường, nhiệt miệng sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày.

Sau khi nhiệt miệng khỏi hẳn, không nên chủ quan, cần tiếp tục tuân thủ các phương pháp hạn chế bệnh tái phát như: Vệ sinh răng miệng thường xuyên, súc miệng bằng nước muối loãng, che chắn miệng và họng kĩ trước thời tiết lạnh, ăn uống khoa học và giữ thói quen sinh hoạt điều độ.

Tuy nhiên, nếu đau nhức kéo dài liên tục, gây sốt hoặc các nốt nhiệt miệng mọc đi mọc lại ở cùng một vị trí, hãy đi thăm khám chuyên khoa ngay để có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả.

Tìm hiểu thêm các thông tin về nhiệt miệng và cách điều trị nhiệt miệng tại: https://suckhoedoisong.vn/benh-nhiet-mieng-cn2252/

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng


Ý kiến của bạn