Nhiếp ảnh gia Tới Trần chia sẻ về khó khăn để trở thành photographer chuyên nghiệp

15-04-2025 09:44 | Đời sống
google news

Nhiếp ảnh gia Tới Trần tên thật là Trần Tới, quê Nam Định, có một niềm đam mê mãnh liệt với nghề nhiếp ảnh từ khi còn nhỏ.

Giờ đây, anh đã trở thành một nhiếp ảnh gia có tiếng trong nghề và nhận được rất nhiều câu hỏi về nghề nghiệp này, điển hình nhất là việc liệu nghề chụp ảnh khi mới bắt đầu thì có những khó khăn gì?

Nhiếp ảnh gia Tới Trần chia sẻ về khó khăn để trở thành photographer chuyên nghiệp- Ảnh 1.

Chân dung nhiếp ảnh gia Tới Trần

Ngay từ sớm, Tới Trần đã có niềm say mê với nghệ thuật, đặc biệt là nhiếp ảnh. Chiếc máy ảnh đầu tiên anh sở hữu là toàn bộ số tiền dành dụm sau nhiều tháng làm việc kiệt sức. Từng theo học tại trường ĐH Kiến trúc nhưng nhờ một cơ duyên tình cờ và đơn giản lại đưa Tới Trần đến với nghề nhiếp ảnh.

Tự học nhiếp ảnh liệu có dễ dàng?

Ban đầu, anh Tới Trần chỉ dùng máy ảnh chụp lưu niệm cho bạn bè và người thân. Dần dần, chàng trai 9X tham gia vào các nhóm giao lưu máy ảnh nghiệp dư và bắt đầu nhận chụp ảnh kỷ yếu, chụp cho mẫu.

Nhiếp ảnh gia Tới Trần chia sẻ về khó khăn để trở thành photographer chuyên nghiệp- Ảnh 2.

Anh luôn tận tâm với công việc và đam mê của mình.

Nhiếp ảnh gia Tới Trần cho biết, thời gian đầu anh chỉ là một cậu sinh viên phải đi làm thêm kiếm tiền để mua chiếc máy ảnh đầu tiên. Việc mua một chiếc máy ảnh tốt khiến anh gặp nhiều bất lợi về mặt tài chính. Ngoài máy ảnh, anh còn phải đối mặt với chi phí cho ống kính và các phụ kiện khác. Mọi chuyện càng trở nên khó khăn hơn bởi anh tiếp cận nghề mà không có người hướng dẫn cụ thể.

"Lúc đó mình rất mê chụp ảnh. Có thời điểm mình nhận chụp nhiều đến mức nằm ngủ cũng mơ thấy đang nhắc mẫu đổi dáng, nghe thấy tiếng tách tách của máy ảnh và mơ được đi khắp nơi chụp ảnh", anh Tới chia sẻ.

Thời gian đầu, anh Tới luôn trau dồi và phát triển kỹ năng chụp ảnh. Cuối tuần, chàng trai trẻ lại nhận chụp mẫu, chụp kỷ yếu để thực hành và có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, đầu tư thiết bị. 9X cho biết, dù khó khăn cũng không dám xin trợ cấp từ gia đình.

Niềm say mê, sáng tạo và chăm chỉ đã giúp Tới Trần tiến bộ rất nhanh về tay nghề. Sự liều lĩnh và nỗ lực không ngừng nghỉ đã giúp anh Tới xây dựng được tên tuổi và thương hiệu của riêng mình.

Không qua trường lớp đào tạo, không người chỉ dạy, nhưng bằng niềm đam mê và tính cầu toàn, nghiêm túc trong công việc, đến thời điểm hiện tại, trình độ, kiến thức nhiếp ảnh của chàng trai trẻ này luôn được mọi người trong giới nhiếp ảnh đánh giá cao.

Nhiếp ảnh gia Tới Trần chia sẻ về khó khăn để trở thành photographer chuyên nghiệp- Ảnh 3.

Tới Trần là người đào tạo nhiếp ảnh chuyên nghiệp cho hàng trăm học viên.

Trong nhiếp ảnh, có ba dạng chính là thương mại, truyền thông và nghệ thuật. Phần lớn người mới bắt đầu thường hướng tới nhiếp ảnh nghệ thuật, nhưng sau khi yêu nghề hơn thì họ dần chuyển sang nhiếp ảnh thương mại. Điều này dẫn đến một thách thức lớn, đó là phải xác định cách tiếp cận khách hàng và đáp ứng mong muốn của họ, đôi khi cái đẹp chỉ là quan điểm cá nhân và bạn không thể chắc chắn rằng khách hàng cũng có cái nhìn giống mình được. Vậy nên muốn phát triển và đứng vững trong nghề này thì phải không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm đổi mới phát triển từng ngày.

Tới Trần cho biết thêm, nghề nhiếp ảnh ngày càng phát triển và hiện đại hơn, song song đó cũng đối mặt với nhiều khó khăn trước mắt, điển hình là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI).

Vậy, trong tương lai AI có thể thay thế được nghề nhiếp ảnh hay không?

Nhiếp ảnh gia Tới Trần có một cái nhìn rất mới về vấn đề này. AI có sức ảnh hưởng rất lớn trong nghề nhiếp ảnh hiện nay, ví dụ như việc chỉnh sửa ảnh cần tới nhiều thời gian và kỹ năng khi có AI đã trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn; công việc chỉnh sửa ảnh của các nhiếp ảnh gia cũng mất đi và dần bị thay thế bởi AI.

Vì vậy, việc lạm dụng AI trong nghề đầy tính chất nghệ thuật như thế này sẽ khiến các nhiếp ảnh gia không thể thể hiện được kỹ năng, kỹ thuật và phong cách riêng của họ. Vậy nên ảnh do AI tạo ra không thể nào thay thế ảnh do nhiếp ảnh gia chụp được.

Nhiếp ảnh không đơn thuần chỉ là việc cầm chiếc máy ảnh lên và chụp một tấm ảnh, mà còn là cách các nhiếp ảnh gia giao tiếp với thế giới. Chỉ cần bạn không ngừng cố gắng, tạo ra phong cách cá nhân trong việc chụp ảnh thì bạn sẽ không đánh mất chỗ đứng của mình trong nghề nghiệp đang dần trở nên khắc nghiệt này.

"Trải qua nhiều khó khăn, tích lũy kinh nghiệm và đạt được những bước tiến trong sự nghiệp, gia đình cũng dần thông cảm và ủng hộ mình đi theo con đường nghệ thuật này. Bây giờ, mình tin rằng bản thân đã lựa chọn đúng".

Thu Nguyễn


Ý kiến của bạn