1. Nhiễm trùng tiểu phổ biến như thế nào trong thai kỳ?
Nhiễm trùng tiểu trong khi mang thai cũng phổ biến như ở phụ nữ không mang thai. Tỷ lệ chính xác của nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ khác nhau tùy thuộc vào mỗi thai phụ. Cứ 10 phụ nữ thì có một người được chẩn đoán nhiễm trùng tiểu trong khi mang thai hoặc ngay trước đó.
Tuy nhiên, nhiều người mang thai hơn có thể mắc vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu mà không nhận ra. Có khoảng 15% trường hợp thai phụ bị nhiễm trùng tiểu nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.
Hơn một nửa số phụ nữ bị nhiễm trùng tiểu vào một thời điểm nào đó trong đời. Và thường gặp trong thai kỳ, vì vậy cần hiểu những gì sẽ xảy ra và đối phó.
2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ?
Nhiễm trùng tiểu thường gặp trong thai kỳ, đó là vì thai nhi đang lớn có thể gây áp lực lên bàng quang và đường tiết niệu. Điều này gây vi khuẩn hoặc làm rò rỉ nước tiểu.
Ngoài ra còn có những thay đổi về thể chất cần xem xét. Ngay từ khi thai được 6 tuần, hầu như tất cả phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng giãn niệu quản, khi niệu đạo mở rộng và tiếp tục mở rộng cho đến khi sinh nở.
Đường tiết niệu lớn hơn, cùng với tăng thể tích bàng quang và giảm trương lực bàng quang, tất cả đều làm cho nước tiểu đọng lại nhiều hơn trong niệu đạo. Điều này cho phép vi khuẩn phát triển.
Tệ hơn nữa, nước tiểu của phụ nữ mang thai sẽ cô đặc hơn. Nó cũng có một số loại hormone và đường. Những chất này có thể khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn và làm giảm khả năng cơ thể thai phụ chống lại vi khuẩn "xấu".
Vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ, cũng như tất cả các thời điểm khác trong cuộc đời của một người.
Escherichia coli (hay còn gọi là vi khuẩn E. coli) là nguyên nhân gây ra tới 90% các trường hợp nhiễm trùng tiểu. Những vi trùng này có thể được tìm thấy trong ruột và xung quanh hậu môn, nơi chúng thường không gây ra bất kỳ rắc rối nào. Nhưng nếu chúng xâm nhập vào niệu đạo, chẳng hạn như trên một mảnh giấy vệ sinh hoặc vô tình trong khi quan hệ tình dục, chúng có thể tạo ra khuẩn lạc trong đường tiết niệu dẫn đến nhiễm trùng toàn bộ. Nhiễm trùng tiểu thường xảy ra trong bàng quang, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến niệu đạo, niệu quản và trong trường hợp nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng thận.
Mặc dù thủ phạm gây ra chúng đều giống nhau, nhưng nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ có một vài điểm khác biệt chính so với các nhiễm trùng tiểu khác.
Khi phụ nữ mang thai, hormone progesterone có nồng độ cao. Nó sẽ phần nào làm giãn các cơ vòng quanh đáy bàng quang và niệu đạo, do đó lỗ niệu đạo và niệu đạo sẽ to ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn. Hơn nữa, mang thai là thời kỳ mà hệ thống miễn dịch kém đi do các tế bào bạch cầu tạo nên tuyến bảo vệ đầu tiên của cơ thể chống lại mầm bệnh có thể không đủ khả năng chống lại vi khuẩn xâm nhập.
Điều đó, kết hợp với thực tế là vi khuẩn không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng ngay lập tức, giúp giải thích tại sao nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ có thể liên quan đến thận nhiều hơn và có thể gây ra tổn thương lâu dài hoặc thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị.
3. Các triệu chứng nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ
Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng tiểu bao gồm đi tiểu rát hoặc đau, nước tiểu đục hoặc có lẫn máu, đau vùng chậu hoặc lưng dưới, đi tiểu thường xuyên, sốt, buồn nôn hoặc nôn mửa.
Có từ 2 - 10% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng tiểu. Đáng lo ngại hơn nữa, nhiễm trùng tiểu có xu hướng tái phát thường xuyên trong thai kỳ. Những phụ nữ đã từng bị nhiễm trùng tiểu trước đây dễ bị nhiễm trùng hơn khi mang thai. Điều này cũng xảy ra với những phụ nữ đã có nhiều con.
Bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào khi mang thai đều có thể cực kỳ nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi vì nhiễm trùng làm tăng nguy cơ sinh non.
Nhiễm trùng tiểu không được điều trị trong khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng sau khi sinh nở, có thể sốt lên tới 41˚C do nhiễm trùng tiểu không được chẩn đoán, một tình trạng gọi là viêm bể thận. Viêm bể thận có thể là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé do đã lan đến thận và hậu quả là bị tổn thương vĩnh viễn.
Vì vậy, thai phụ hãy cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng tiểu trong khi mang thai. Nếu được kê đơn thuốc kháng sinh và nên uống đủ, đúng liều cho đến khi nhiễm trùng tiểu được chấm dứt.
4. Phòng ngừa nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ
Phụ nữ có thể ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu trong khi mang thai bằng cách:
- Đi tiểu thường xuyên và làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Điều này giúp loại bỏ mọi vi khuẩn có thể tồn tại trong đường tiết niệu
- Giữ đủ nước: Tăng lượng nước uống có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu. Nên uống 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày.
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục: Đi tiểu ngay trước và sau khi quan hệ tình dục giúp loại bỏ những vi trùng ra khỏi niệu đạo.
- Không sử dụng các sản phẩm gây kích ứng và tránh thụt rửa: Một số sản phẩm tự chăm sóc, như xà phòng hoặc sữa tắm có mùi thơm nặng, có thể làm mất cân bằng vi khuẩn có lợi trong âm đạo. Điều đó lại càng dễ khiến vi khuẩn phát triển mạnh và tạo ra nhiễm trùng tiểu. Thay vào đó, hãy chọn các sản phẩm nhẹ nhàng, không mùi và tránh thụt rửa sâu vào âm đạo khiến mất cân bằng độ pH âm đạo.
- Chỉ nên mặc đồ lót bằng chất vải cotton.
5. Điều trị nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ
Điều trị nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ phức tạp hơn vì một số loại thuốc có thể không an toàn cho thai nhi. Các loại thuốc kháng sinh khác nhau có thể gây ra những rủi ro khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong thai kỳ.
Bác sĩ có thể tư vấn về loại kháng sinh nào là an toàn vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, bao gồm các vấn đề khác như dị ứng. Thai phụ có thể không cần dùng thuốc kháng sinh quá một tuần, nhưng đôi khi việc điều trị có thể kéo dài 14 ngày.
Nếu nhiễm trùng tiểu ảnh hưởng đến thận, thai phụ có thể phải nằm viện điều trị và bác sĩ sẽ cho uống một loại kháng sinh mạnh hơn hoặc tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng tiểu trong thời kỳ mang thai đều được điều trị bằng một đợt kháng sinh. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh an toàn cho thai kỳ nhưng vẫn hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Sản phụ ở Phú Thọ tổn thương phổi nặng do Hậu COVID-19