Hà Nội

Nhiễm trùng hậu sản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

06-12-2021 07:15 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Nhiễm trùng hậu sản xảy ra khi vi khuẩn lây nhiễm sang tử cung và các khu vực xung quanh sau khi phụ nữ sinh con trong khoảng thời gian sáu tuần sau sinh.

Hậu sản là giai đoạn xảy ra vào khoảng sáu tuần sau khi sinh và tình trạng nhiễm trùng tương đối phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 5 - 7% phụ nữ trong thời gian này. 

Nhiễm trùng huyết là một trong năm nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu trên toàn thế giới và chiếm 10 - 15% các ca tử vong trong thời kỳ hậu sản. Nhiễm trùng cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong sau khi phá thai.

1. Nguyên nhân nhiễm trùng hậu sản

Nhiễm trùng hậu sản chiếm một phần đáng kể, và thường có thể phòng ngừa được, trong gánh nặng chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Nhiễm trùng hậu sản là một trong năm nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu trên toàn thế giới và chiếm 10-15% các ca tử vong trong thời kỳ hậu sản.

Nhiễm trùng hậu sản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị  - Ảnh 1.

Quá trình sinh con làm ảnh hưởng đến tử cung phụ nữ khiến nguy cơ viêm nhiễm xảy ra gây hậu sản.

2. Một số loại nhiễm trùng sau sinh

Viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng nhiễm trùng của nội mạc tử cung và cơ tử cung. Viêm nội mạc tử cung xảy ra phổ biến nhất trong thời kỳ hậu sản, vì quá trình sinh nở cho phép hệ vi khuẩn trong âm đạo phát triển lây nhiễm sang đường sinh sản trên. Tình trạng nhiễm trùng này phổ biến hơn từ 5 - 10 lần sau mổ lấy thai so với sinh ngả âm đạo. 

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm vỡ ối> 18 giờ, viêm màng đệm, viêm âm đạo do vi khuẩn, kiểm tra âm đạo nhiều lần và mẹ có nhiễm liên cầu nhóm A hoặc B. Các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất trong viêm nội mạc tử cung là những tác nhân thường liên quan đến đường sinh sản và tiết niệu, bao gồm liên cầu nhóm B, cầu khuẩn ruột, Escherichia coli và Klebsiella pneumonia.

Viêm vú hậu sản

Viêm vú hậu sản là một bệnh nhiễm trùng vùng vú, thường do hệ vi khuẩn trên da của bệnh nhân hoặc hệ vi khuẩn miệng của trẻ bú mẹ gây ra. Các sinh vật xâm nhập vào núm vú bị xói mòn hoặc nứt nẻ và sinh sôi nảy nở, dẫn đến nhiễm trùng. Phụ nữ đang cho con bú thường có hai bên vú ấm, mềm và săn chắc, đặc biệt là vào thời điểm căng sữa hoặc giảm sữa.

Viêm vú có thể được điều trị bằng kháng sinh uống. Ngoài ra, bệnh nhân nên được khuyến khích cho con bú sữa mẹ, điều này ngăn ngừa sự tích tụ trong ống dẫn của vật liệu bị nhiễm bệnh. Những người không cho con bú nên hút sữa trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính.

Những phụ nữ không đáp ứng với kháng sinh đường uống được nhận kháng sinh tiêm tĩnh mạch cho đến khi hết bệnh trong 48 giờ. Nếu không có đáp ứng với kháng sinh đường tĩnh mạch, thì nguyên nhân có thể áp xe vú.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng hậu sản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị  - Ảnh 2.

Vi khuẩn E. coli gây viêm đường tiết niệu do thói quen sinh hoạt và vệ sinh đường bộ phận sinh dục chưa sạch sẽ.

Đây là một bệnh nhiễm trùng hậu sản ảnh hưởng đến những phụ nữ sinh con bằng cả đường mổ lấy thai và đường âm đạo. Nhiễm trùng gây ra các cảm giác khó chịu và phải nhập viện lâu dài. Nhiễm trùng dẫn đến việc ngừng cho con bú.

Những phụ nữ bị ảnh hưởng bởi loại nhiễm trùng này chắc chắn đã bị nhiễm trùng tiểu trước khi sinh không có triệu chứng sau chấn thương của quá trình sinh nở. Nhiễm trùng này không khác với nhiễm trùng tử cung (viêm nội mạc tử cung).

Nhiễm trùng này có thể được điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh nhiễm trùng sau sinh. Khi bạn cảm thấy bị khó chịu như tiếu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục và có mùi hôi... bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Vết thương nhiễm trùng

Đây là tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra sau phẫu thuật mổ. Khu vực vết mổ trên cơ thể có thể bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn xung quanh những khu vực này. Nhiễm trùng này có thể được nhận biết qua các triệu chứng khác nhau như mẩn đỏ (ban đỏ) vết mổ, sốt, đau bụng dưới sau khi sinh...

Thuốc kháng sinh uống có tác dụng chống lại liên cầu, tụ cầu, đường ruột và các sinh vật kỵ khí là phương pháp đầu tiên trong điều trị nhiễm trùng tầng sinh môn.

Nhiễm trùng tầng sinh môn

Loại nhiễm trùng này ảnh hưởng đến tầng sinh môn và có mức độ từ nhẹ đến phức tạp ở phụ nữ có các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Nhiễm trùng tầng sinh môn cần được chăm sóc đúng cách, đặc biệt ở những phụ nữ có vấn đề về sức khỏe như đái tháo đường, cao huyết áp… Phụ nữ nên đi khám chuyên khoa nếu sau sinh khi thấy có biểu hiện khó chịu ở vùng đáy chậu để kiểm tra và chẩn đoán bệnh.

Các dạng nhiễm trùng hậu sản khác bao gồm: Nhiễm trùng cổ tử cung; Nhiễm trùng vết thương ở bụng; Nhiễm trùng đường tĩnh mạch; Nhiễm trùng mô mềm.

3. Các triệu chứng của nhiễm trùng hậu sản

Các triệu chứng và dấu hiệu có thể bao gồm:

  • Sốt trên 38 độ C
  • Đau bụng dưới hoặc vùng chậu do tử cung bị sưng
  • Tiết dịch âm đạo có mùi hôi
  • Da nhợt nhạt, có thể là dấu hiệu của mất máu khối lượng lớn
  • Ớn lạnh
  • Cảm giác khó chịu
  • Đau đầu
  • Ăn không ngon
  • Tăng nhịp tim

4. Các yếu tố nguy cơ

Nguy cơ bị nhiễm trùng sau khi sinh là khác nhau tùy thuộc vào phương pháp sinh con, trong đó có từ 1 - 3 % trong ca sinh thường qua đường âm đạo; 5 – 15% trong các ca sinh mổ theo lịch trình được thực hiện trước khi bắt đầu chuyển dạ và khoảng 15 - 20% trong các ca sinh mổ không theo lịch trình được thực hiện sau khi bắt đầu chuyển dạ.

Những yếu tố khác có thể khiến phụ nữ sau sinh có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng, bao gồm:

  • Thiếu máu
  • Béo phì
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • Khám âm đạo nhiều lần trong quá trình chuyển dạ
  • Chuyển dạ kéo dài
  • Chậm trễ giữa vỡ túi ối và sinh nở
  • Khu trú của đường âm đạo với vi khuẩn liên cầu nhóm B
  • Còn sót lại nhau thai trong tử cung sau khi sinh
  • Chảy máu quá nhiều sau khi sinh

5. Nhiễm trùng hậu sản được chẩn đoán như thế nào?

Nhiễm trùng hậu sản có thể được bác sĩ chẩn đoán thông qua khám sức khỏe. Bác sĩ có thể lấy nước tiểu hoặc mẫu máu để xét nghiệm vi khuẩn hoặc sử dụng tăm bông để lấy dịch trong tử cung của thai phụ.

Nhiễm trùng hậu sản có thể phát triển nếu nhiễm trùng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Áp xe hoặc túi mủ
  • Viêm phúc mạc, hoặc viêm niêm mạc bụng
  • Viêm tắc tĩnh mạch vùng chậu, hoặc cục máu đông trong tĩnh mạch vùng chậu
  • Thuyên tắc phổi, tình trạng cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch trong phổi.
  • Nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm trùng, tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây viêm nhiễm nguy hiểm

6. Điều trị nhiễm trùng hậu sản

Nhiễm trùng hậu sản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị  - Ảnh 4.

Sản phụ nên tái khám sau sinh từ 6-8 tuần tại cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra cơ thể sau sin.

Nhiễm trùng hậu sản thường được bác sĩ điều trị kê đơn thuốc kháng sinh uống. Thuốc kháng sinh sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với loại vi khuẩn mà bác sĩ nghi ngờ đã gây ra nhiễm trùng.

Nhiễm trùng hậu sản là một biến chứng tiềm ẩn và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sau sinh trên thế giới. Nhiễm trùng hậu sản có thể gây ra tình trạng sức khỏe kém và chậm hồi phục sau khi phụ nữ sinh con.

Khả năng bị nhiễm trùng có thể được giảm xuống bằng cách thực hiện các bước để đảm bảo quá trình sinh nở được vệ sinh an toàn. 

7. Ngăn ngừa các biến chứng sau khi sinh

Trong một số trường hợp, sốt nhẹ sau sinh sẽ tự khỏi, tuy nhiên không được chủ quan nếu sốt kéo dài phải đi khám ngay. Phụ nữ sau sinh chú ý vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng bởi điều kiện vệ sinh không đảm bảo có thể gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng hậu sản xảy ra thường xuyên hơn ở những nơi có thực hành không hợp vệ sinh hoặc chăm sóc không đảm bảo, an toàn và có thể dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm cao hơn.

Nếu sinh mổ, sản phụ hãy nhớ uống đầy đủ thuốc theo đơn của bác sĩ và giữ sạch vết mổ.

Các cách khác để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và sốt sau sinh bao gồm:

Làm sạch bằng nước ấm từ chai hoặc bình xịt mỗi khi sử dụng phòng tắm

Thay băng ở vết thường xuyên 

Rửa núm vú trước và sau khi cho con bú

Nếu không cho con bú nhưng có sản xuất sữa, hãy vắt lượng sữa vừa đủ để giảm bớt áp lực

Chườm lạnh lên ngực

Dùng thuốc hạ sốt và giảm đau không kê đơn an toàn nếu  đang cho con bú.

Sản phụ nên tái khám sau sinh từ 6-8 tuần tại cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra cơ thể sau sinh, kiểm tra tình trạng vết thương như vết mổ, vết rạch tầng sinh môn, tử cung để đảm bảo được sức khỏe của người mẹ.

Mang thai ảnh hưởng như thế nào đến âm đạo?Mang thai ảnh hưởng như thế nào đến âm đạo?

SKĐS - Khi mang thai, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi, kể cả âm đạo giai đoạn này cũng có thay đổi. Do đó, phụ nữ nên biết việc mang thai và cả giai đoạn sau sinh có ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo để chủ động bảo vệ sức khoẻ.

Siêu Biến Thế Omicron Đã Lan Đến Châu Á 




Bác sĩ Hồng Sơn
Ý kiến của bạn