Hà Nội

Nhiễm trùng đường tiểu được điều trị bằng phương pháp nào?

11-05-2023 15:48 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Nhiễm trùng đường tiểu là một trong những bệnh lý hay gặp nhất, đặc biệt nữ giới thường mắc cao hơn nam giới. Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn Escherichia Coli (E. Coli), vi khuẩn sống trong ruột gây ra. Bệnh dễ tái phát khiến nhiều người lo lắng.

Cần nhận biết sớm nhiễm trùng đường tiểuCần nhận biết sớm nhiễm trùng đường tiểu

SKĐS - Nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm trùng tiết niệu) gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người cao tuổi chiếm một tỉ lệ đáng kể. Bệnh cần phát hiện sớm để điều trị, nếu không có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm trùng đường tiểu có thể phát triển ở bất cứ nơi nào của đường tiết niệu, bao gồm thận, bàng quang hay niệu đạo. Tình trạng tái phát viêm đường tiết niệu khá phổ biến. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trong đó hay gặp nhất là các biến chứng đến bàng quang, thận, gây nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu. Nếu bệnh để lâu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, có thể dẫn tới vô sinh.

Người ta ghi nhận thấy nhiễm trùng đường tiểu nếu không điều trị sớm và đúng cách có thể tăng nguy cơ viêm bể thận, viêm bàng quang… do vi khuẩn lây nhiễm ngược dòng, nếu để lâu, người bệnh có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Thậm chí, người bệnh còn có khả năng bị nhiễm trùng huyết, suy thận cấp…

Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng đường tiểu

- Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu

Sau khi khám lâm sàng các bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh. Việc xét nghiệm giúp các bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu nghi ngờ có virus, người bệnh có thể cần phải thực hiện xét nghiệm đặc biệt. Virus là tác nhân hiếm gặp, nhưng có thể gặp ở những người đã cấy ghép nội tạng hoặc những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Đối với trường hợp nhiễm trùng đường tiểu trên, ngoài xét nghiệm nước tiểu, bệnh nhân có thể cần phải làm công thức máu toàn bộ (CBC) và cấy máu. Cấy máu có thể đảm bảo rằng nhiễm trùng không lây lan sang dòng máu.

Đối với trường hợp nhiễm trùng đường tiểu tái phát, có thể làm một số xét nghiệm để kiểm tra xem có bất thường hoặc vật cản nào trong đường tiết niệu hay không.

Nhiễm trùng đường tiểu được điều trị bằng phương pháp nào? - Ảnh 2.

Nhiễm trùng đường tiểu là một trong những bệnh lý thường gặp nhất.

- Điều trị nhiễm trùng đường tiểu

Nguyên tắc điều trị nhiễm trùng đường tiểu là điều trị nhiễm trùng, soi cấy nước tiểu tìm vi khuẩn và điều trị phòng ngừa.

Điều trị nội khoa:

Đối với nhiễm trùng đường tiểu trên (viêm thận bể thận), tùy theo từng bệnh nhân có thể cần nhập viện điều trị và theo dõi, để chắc chắn bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn.

+ Nếu nhiễm trùng đường tiểu do bất thường giải phẫu hoặc có biến chứng tạo ổ mủ sâu thì cần phải phẫu thuật.

+ Nếu nhiễm trùng đường tiểu tái phát (trên 2 lần nhiễm trùng đường tiểu trong một năm) hoặc nhiễm trùng đường tiểu có dị tật thận tiết niệu, có thể điều trị kéo dài đến 6 tháng, đôi khi kéo dài hơn.

Đối với nhiễm trùng đường tiểu dưới (viêm bàng quang):

+ Nếu nhiễm trùng đường tiểu do virus: Việc điều trị chủ yếu cải thiện bằng cách sử dụng vitamin C, kháng histamin, uống nhiều nước.

+ Nếu nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn: Thường chỉ dùng kháng sinh đường uống là hiệu quả.

Điều trị ngoại khoa:

Điều trị ngoại khoa với nhiễm trùng đường tiểu được chỉ định khi có dị dạng: Tắc nghẽn gây ảnh hưởng chức năng thận, luồng trào ngược bàng quang niệu quản ở trẻ >2 tuổi, khi có ổ mủ, áp xe trong thận điều trị kháng sinh không thuyên giảm thì cần tháo mủ.

Điều trị nhiễm trùng đường tiểu dự phòng kháng sinh cũng được khuyến cáo, tuy nhiên, liều lượng cần được các bác sĩ cân nhắc.

Do vậy, người bệnh cần nhớ phải luôn thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh dùng thuốc của bác sĩ. Loại thuốc và thời gian điều trị tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe; loại vi khuẩn phân lập được từ nước tiểu và vị trí nhiễm trùng. Người bệnh tuyệt đối không tự ý đổi thuốc, dừng thuốc, điều trị theo mách bảo.

Nếu bệnh nhiễm trùng đường tiểu tái phát hoặc trở thành mạn tính, người bệnh cần được các bác sĩ chuyên khoa thận theo dõi để tìm và xử trí các bất thường của đường tiết niệu, vì đây có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng sau đó. Cần có phương pháp điều trị và kiểm soát các biến chứng lâu dài như suy thận.

Điều quan trọng là phải điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu càng sớm càng tốt, đặc biệt bệnh dễ điều trị nhất ở đường tiết niệu dưới. Nhiễm trùng lây lan đến đường tiết niệu trên sẽ khó điều trị hơn và dễ lây lan vào máu, gây nhiễm trùng huyết, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Mời độc giả xem thêm video:

Một ngày bạn nên ăn bao nhiêu hộp sữa chua để không bị tăng cân-


BS Dương Thuý Nga
Ý kiến của bạn