Nhiễm trichomonas khi mang thai có nguy cơ gì?

09-08-2024 16:10 | Bệnh lây truyền

SKĐS - Nhiễm trùng trichomonas không được điều trị trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe tổng thể của em bé sau khi sinh.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Trichomonas là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do ký sinh trùng có tên là trichomonas vagis gây ra, truyền từ người này sang người khác trong quá trình quan hệ tình dục. Thời gian ủ bệnh từ khi tiếp xúc đến khi nhiễm bệnh là khoảng 5 đến 28 ngày.

Nhiễm trichomonas điều trị bằng kháng sinh, tình trạng nhiễm trùng thường khỏi sau một tuần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh có nguy cơ kéo dài vài tháng hoặc nhiều năm. Các triệu chứng có thể làm cho việc quan hệ tình dục trở nên khó chịu. Đối với người đang mang thai dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng khi sinh nở.

Nhiễm trichomonas khi mang thai có nguy cơ gì?- Ảnh 1.

Trichomonas truyền từ người này sang người khác trong quá trình quan hệ tình dục.

2. Ai có nguy cơ nhiễm trichomonas?

Một số người có nhiều nguy cơ mắc bệnh trichomonas hơn những người khác. Những người có nguy cơ cao nhất bao gồm những người có nhiều bạn tình, người đã từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác trong quá khứ, người đã từng mắc bệnh trichomonas, quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ như bao cao su...

3. Trichomonas được chẩn đoán như thế nào?

Để kiểm tra bệnh trichomonas, phòng xét nghiệm sẽ sử dụng kính hiển vi để tìm ký sinh trùng trong mẫu. Đối với phụ nữ, nguồn lấy mẫu là dịch tiết âm đạo. Đối với nam giới, nguồn mẫu là nước tiểu.

Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm sâu hơn trên mẫu để xác nhận sự hiện diện của ký sinh trùng. Chúng bao gồm xét nghiệm nuôi cấy, xét nghiệm khuếch đại acid nucleic hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh.

4. Triệu chứng nhiễm trichomonas

Hầu hết những người mắc bệnh đều không có triệu chứng nhưng các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Dịch tiết âm đạo màu vàng hoặc hơi xanh, thường có bọt và mùi khó chịu.
  • Âm đạo, âm hộ tấy đỏ, bị kích thích hoặc ngứa.
  • Khó chịu khi đi tiểu hoặc khi giao hợp.
  • Một số đốm sau khi quan hệ.
  • Khó chịu ở vùng bụng dưới (ít gặp hơn).

Các triệu chứng có thể bắt đầu ngay sau khi bị nhiễm bệnh hoặc xuất hiện muộn hơn nhiều. Vì vậy, nếu vừa được chẩn đoán mắc bệnh trichomonas, không có nghĩa là vừa mới mắc bệnh này. Nếu có các triệu chứng của trichomonas, hãy trao đổi với bác sĩ biết để bác sĩ cho xét nghiệm để xác định đúng bệnh.

5. Bệnh ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Nhiễm trichomonas khi mang thai có nguy cơ gì?- Ảnh 3.

Phụ nữ mang thai nếu mắc trichomonas có nguy cơ bị vỡ ối cao hơn, sinh con sớm.

Nhiễm trichomonas trong thai kỳ dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng khi sinh nở như có nguy cơ bị vỡ ối, nguy cơ sinh con sớm hoặc trước 37 tuần cao hơn, cân nặng thai nhi khi sinh dưới 2kg.

Thai nhi có thể bị nhiễm ký sinh trùng trichomonas trong khi sinh nhưng điều đó rất hiếm khi xảy ra. Bệnh được điều trị bằng kháng sinh trong thời kỳ mang thai và tình trạng nhiễm trùng sẽ khỏi trước khi sinh con. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh mắc bệnh trichomonas mà không có triệu chứng thường nhiễm trùng sẽ tự khỏi. Trẻ sơ sinh có các triệu chứng, chẳng hạn như sốt, các vấn đề về hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, chảy nước mũi và ở bé gái chảy dịch âm đạo có thể được điều trị bằng kháng sinh.

Bệnh cũng có thể khiến dễ bị nhiễm HIV hơn nếu tiếp xúc với nguồn lây.

6. Điều trị bệnh trichomonas khi mang thai

Nếu có các triệu chứng cụ thể và được chẩn đoán mắc bệnh trichomonas, bà bầu sẽ được cho uống metronidazole, loại thuốc thường được coi là an toàn cho em bé khi mang thai. Người chồng nên được điều trị cùng lúc, cho dù có triệu chứng hay không.

Những người mang thai có bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng trichomonas nào nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Vì thường không được xét nghiệm bệnh trichomonas tại các đợt khám sản phụ khoa định kỳ nên nhiễm trùng ít được chú ý và có thể gây hại cho thai nhi.

Sau khi điều trị, hầu hết mọi người đều hồi phục hoàn toàn sau một tuần. Để có thể giảm nguy cơ lây truyền trichomonas đảm bảo sử dụng các phương pháp rào cản, đặc biệt là sử dụng bao cao su đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục.

Cách nhận biết và điều trị Chlamydia khi mang thaiCách nhận biết và điều trị Chlamydia khi mang thai

SKĐS - Chlamydia là một nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Điều trị Chlamydia có thể ngăn ngừa các biến chứng trong thai kỳ và ngăn ngừa lây nhiễm sang trẻ sơ sinh trong khi sinh.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Điều trị tăng huyết áp thai kỳ sớm ít có nguy cơ sinh non.


NHS Đỗ Thanh Huyền - Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Ý kiến của bạn