Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân bị nấm vùng bẹn e ngại đi khám và điều trị do bệnh xảy ra ở vùng nhạy cảm. Vậy làm thế nào để nhận biết, phòng nhiễm nấm và tái phát là vô cùng quan trọng.
1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nấm vùng bẹn
Nấm vùng bẹn là tổn thương do nhiễm nấm da ở vùng bẹn, mông. Ngoài vùng bẹn, nấm da còn có thể gây bệnh ở thân mình (nấm da thân), ở chân (nấm da chân)… Trên cơ thể không chỉ vùng bẹn mà ngay cả các vùng da bị gấp cũng rất dễ bị loại nấm này gây hại như vùng bìu, bẹn, dưới vú, ...
Người ta thường thấy một số loại nấm da thường ký sinh ở vùng bẹn như T. Rubrum và E. Floccosum. Những loại nấm da này thường ăn mòn các tế bào sống trên da, đồng thời tiết da một loại Enzyme có tên keratinase nhằm loại bỏ các chất keratin gây tổn thương vùng da và tạo thành các lớp vảy cứng hoặc mụn nước.
Bệnh hắc lào cũng là một trong những bệnh thường gặp ở vùng bẹn. Bệnh này do nấm Dermatophytes gây ra khiến cho nhiều người mắc ngứa ở tại vùng háng cũng như những ở vùng lân cận như mông, đùi… khi bị mắc bệnh, vùng háng của người bệnh sẽ có một số hình tròn đồng tiền, nổi mẩn đỏ và có mụn nước li ti.
2. Ai dễ mắc nấm vùng bẹn?
Ai cũng có thể mắc nấm vùng bẹn nhưng những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường là:
- Những người có thói quen vệ sinh cá nhân kém khiến cho làn da không được khỏe mạnh, có nguy cơ cao bị tổn thương bởi các loại vi khuẩn, virus hay các loại nấm xâm hại.
- Những người phải làm việc trong môi trường quá nóng khiến cho cơ thể tiết mồ hôi liên tục, các vùng da dễ bị viêm nhiễm (đặc biệt là các vùng da bị gấp nếp như bìu, bẹn,...).
- Những người thường xuyên sử dụng các loại quần áo bó sát rất dễ gây tổn thương những vùng da có nếp gấp như bẹn.
- Ngoài ra, việc mặc quần áo ẩm ướt, chưa khô hẳn cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh nấm vùng bẹn.
Nấm vùng bẹn có thể lây nhiễm nếu như những người xung quanh có tiếp xúc trực tiếp đến vùng da bị bệnh hoặc mặc chung quần áo, sử dụng chung khăn tắm, hoặc do chính người bệnh gãi ngứa ở vùng da bị bệnh và tiếp xúc với làn da hở khác. Bệnh nấm vùng bẹn cũng có thể bị lây truyền từ động vật nuôi không khỏe mạnh.
3. Biểu hiện nhiễm nấm vùng bẹn
Nấm vùng bẹn là một bệnh lý phổ biến được đặc trưng bởi sự xuất hiện của một mảng hồng ban có bờ uốn lượn, có nhiều mụn nước nhỏ ở bờ của tổn thương. Bệnh nhân thường có biểu hiện ngứa với triệu chứng bệnh điển hình ngứa ngáy khó chịu vùng bẹn, đùi mặc dù không phát hiện các dị vật gây ngứa.
Kèm theo là xuất hiện các vùng, mảng da có màu đỏ hồng gây ngứa ngáy khó chịu, có thể có các nốt mụn nước nhỏ li ti xung quanh vùng da bị ngứa.
Các mảng da bị tổn thương sẽ dần dần có xu hướng đóng vảy và màu da xung quanh chuyển đậm hơn. Các mảng da bị nấm ký sinh có thể có độ lớn khoảng 1cm cho tới vài cm.
Các vùng da bị tổn thương chủ yếu là các khe rãnh giữa đùi và bộ phận sinh dục, thế nhưng trường hợp bệnh trở nặng thì các vùng da tổn thương sẽ có xu hướng lan rộng xuống vùng đùi hoặc vào bộ phận sinh dục.
4. Điều trị bệnh nấm vùng bẹn
Nấm vùng bẹn hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu người bệnh phát hiện các triệu chứng sớm và thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh trở nặng và gây ra nhiều di chứng khó chữa trị cho người bệnh.
Nhiều người mắc nấm vùng bẹn bị ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh khi làm việc cũng như sinh hoạt cá nhân bởi những cơn ngứa ngáy khó chịu, các vùng da bị tổn thương có nguy cơ mắc thêm nhiều bệnh da liễu khác, đời sống tình dục cũng sẽ bị cản trở (viêm nhiễm lây lan sang bộ phận sinh dục, tâm lý không thoải mái,...), các chức năng của những vùng cơ quan khác cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng,..
Bệnh do nhiễm nấm da nên để điều trị nấm vùng bẹn phải được sử dụng thuốc kháng nấm dạng bôi hoặc dạng uống theo chỉ định của bác sĩ da liễu. Hầu hết trường hợp bệnh chưa phát triển nặng sẽ được điều trị rất đơn giản. Tuy nhiên, do thói quen và bệnh ở vùng kín nên nhiều người e ngại thường tự mua thuốc về bôi. Điều này dẫn đến bệnh không khỏi mà tổn thương lan rộng, thậm chí có trường hợp sử dụng corticoid lâu dài bị teo da, rạn da, giãn mạch .
5. Làm thế nào để dự phòng tái nhiễm nấm vùng bẹn?
Nhiễm nấm vùng bẹn rất dễ tái phát, chính vì vậy làm thế nào để dự phòng tái nhiễm nấm là vô cùng quan trọng.
Để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm, hoặc tái phát nấm bẹn người bệnh cần thực hiện theo nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Giữ vùng bẹn khô thoáng bằng cách nên lau khô vùng bẹn sau khi tắm hoặc tập thể dục để giữ cho vùng này được khô thoáng. Nếu cơ thể tiết quá nhiều mồ hôi, có thể sử dụng bột để giảm độ ẩm vùng bẹn.
Nguyên tắc 2: Mặc đồ sạch bằng cách nên thay quần lót ít nhất một lần mỗi ngày và có thể thay nhiều hơn nếu cơ thể tiết quá nhiều mồ hôi. Nên giặt đồ thể thao sau khi đã sử dụng.
Nguyên tắc 3: Lựa chọn đồ lót vừa với cơ thể không nên chọn đồ lót quá chật, vì ma sát sẽ làm da vùng bẹn tổn thương, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi nấm.
Nguyên tắc 4: Không dùng chung đồ dùng cá nhân cụ thể không nên cho người khác mượn áo quần, khăn tắm và các đồ dùng cá nhân khác của mình, cũng như tránh đi mượn đồ dùng cá nhân của người khác.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ, cảm thấy cơ thể có những triệu chứng khó chịu ở vùng bẹn và xuất hiện các nốt hoặc các mảng da màu khác lạ thì hãy đến khám và gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị triệt để cũng như tránh "tiền mất tật mang".
Xem thêm video được quan tâm
Sử dụng tai nghe thế nào để không gây hại cho tai