Hà Nội

Nhiễm nấm da – dược sĩ chỉ cách sử dụng thuốc hiệu quả

20-11-2021 11:09 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Tình trạng da ấm và ẩm là môi trường lý tưởng cho các loại nấm sinh sôi, phát triển và có thể tạo nên tình trạng nhiễm trùng trên da. Trong đa số các trường hợp bệnh nhân có thể điều trị khỏi với sự tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc của dược sĩ tại nhà thuốc.

Thuốc chữa một số bệnh nấm da thường gặpThuốc chữa một số bệnh nấm da thường gặp

SKĐS - Thời tiết nắng nóng, bão, lũ lụt là điều kiện thuận lợi cho một số bệnh nấm da phát triển. Khi da bị xây sát, da khô, rối loạn cấu tạo lớp sừng hoặc vệ sinh kém,

Nhiễm nấm da thường xuất hiện ở những người sống trong vùng khí hậu nhiệt đới hoặc do mặc quần áo chật, không thoáng khí. Những người béo phì hoặc những người mắc bệnh đái tháo đường cũng có nguy cơ cao.

Nhiễm nấm da thường sẽ không tự khỏi và có thể lây lan nếu không được điều trị thích hợp. Đây là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Ước tính khoảng 20% đến 25% dân số thế giới mắc phải. Những vùng giữ ẩm đặc biệt như giữa các ngón chân, bẹn, bìu, bên dưới vú... là những khu vực dễ bị nhiễm.

1. Biến chứng của nhiễm nấm da

Biến chứng cùa nhiễm nấm da đặc biệt nghiêm trọng ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, như người bị HIV/AIDS hoặc những người đang dùng thuốc steroid hoặc đang hóa trị.

- Trong những trường hợp không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể lan khắp cơ thể, gây nhiễm nấm ở các cơ quan quan trọng như tim và não. Bệnh dễ tái phát, để lại sẹo, có thể làm tổn thương, chảy máu và hoại tử da.

- Những trường hợp nhiễm trùng nặng do biến chứng có thể cần đến sự can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật cắt bỏ vùng bị ảnh hưởng.

photo-1636901458349

Nhiễm nấm da thường sẽ không tự khỏi và có thể lây lan nếu không được điều trị thích hợp.

2. Các loại nhiễm nấm da thường gặp và triệu chứng

Bệnh nấm da chân

Bệnh nấm da chân là bệnh nấm da phổ biến nhất. Bệnh xảy ra khi bàn chân đổ mồ hôi và hơi ẩm tích tụ, đặc biệt là trên da ở vùng giữa các ngón chân. Các yếu tố nguy cơ bao gồm đi giày chật hoặc đi chân trực tiếp với sàn nhà tắm. Da ở đó có thể bị bong tróc, nứt nẻ, đỏ và ngứa. Ngoài ra, có trường hợp có mụn nước có thể gây khó chịu hoặc đau đớn.

Bệnh nấm da ở đùi

Tình trạng nhiễm nấm da này liên quan đến phần trên bên trong đùi và thường xảy ra ở nam giới trẻ tuổi có xu hướng tích tụ độ ẩm giữa bìu và đùi. Mặc dù ngứa ngáy có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên đùi, bìu bị ảnh hưởng ít. Các yếu tố nguy cơ bao gồm sống trong khí hậu nóng ấm, thường xuyên mặc quần áo ẩm hoặc bó sát và bị béo phì. Biểu hiện dưới dạng phát ban có vảy, viền màu hồng, có thể trở nên ngứa và đau.

Bệnh hắc lào trên cơ thể

Bệnh hắc lào có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể khi tiếp xúc gần với bệnh nhân. Bệnh hắc lào biểu hiện dưới dạng các mảng màu hồng hoặc đỏ có viền vảy và trung tâm rõ ràng. Những "vòng" này thường có chiều rộng từ 1 cm đến 5 cm, nhưng có thể lớn hơn.

Bệnh hắc lào đôi khi gây ngứa ngáy hoặc khó chịu, có thể bị nhầm với các bệnh khác như chàm hoặc vẩy nến.

Hắc lào trên da đầu rất dễ lây lan. Bệnh hắc lào da đầu thường xảy ra ở trẻ em. Các dấu hiệu ban đầu bao gồm phát ban khô và ngứa trên đầu. Đôi khi, có thể có những mảng tóc rụng hoặc bong tróc giống như gàu. Tuy nhiên, các biểu hiện cổ điển của bệnh hắc lào da đầu là "chấm đen", trong đó các chỏm tóc bị gãy trên bề mặt da đầu, để lại các cọng ngắn. Bệnh hắc lào ở da đầu có thể tiến triển thành vảy sừng với những mảng lớn, sưng, đau, đóng vảy và chảy mủ. Ngoài ra, bệnh nhân bị nhiễm cũng có thể có các hạch bạch huyết sưng to.

3. Các thuốc trong điều trị nhiễm nấm da và cách sử dụng

Thuốc sử dụng ngoài da

Hầu hết các trường hợp nấm da đều có thể tự điều trị thành công bằng thuốc chống nấm tại chỗ không kê đơn kết hợp với các biện pháp điều trị không dùng thuốc khác nhau. Các chất chống nấm tại chỗ như: Clotrimazole, miconazole nitrate, terbinafine hydrochloride và tolnaftate... được coi là an toàn và hiệu quả để điều trị nhiễm nấm da từ nhẹ đến trung bình. Các sản phẩm này có sẵn ở dạng bào chế như thuốc mỡ, dung dịch, thuốc nước, kem, bột và bình xịt. Thuốc có tác dụng làm giảm ngứa, rát, nứt nẻ và đóng vảy liên quan đến nhiễm trùng nấm da.

- Clotrimazole và miconazole nitrate: Được chỉ định để điều trị nấm da pedis, lang ben và nấm da corporis. Thông thường thuốc được dùng hai lần một ngày cho đến 4 tuần. Thuốc có thể giúp cải thiện bệnh ngay sau 2 tuần sử dụng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ hiếm gặp như bỏng nhẹ và kích ứng da.

- Terbinafine hydrochloride: Được chỉ định để điều trị lang ben và nấm da do Epidermophyton floccosum, Trychophyton mentagrophytes và Trychophyton rubrum. Thuốc thường được dùng hai lần mỗi ngày. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây các tác dụng phụ như kích ứng da, bỏng rát và khô.

-Tolnaftate: Thuốc không kê đơn duy nhất được phê duyệt để ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng nấm da. Thuốc được dùng hai lần mỗi ngày sau khi làm sạch vùng nhiễm. Liệu pháp hiệu quả thường mất 2-4 tuần, tuy nhiên, ở một số người có thể cần 4-6 tuần.

- Butenafine hydrochloride: Được chỉ định để điều trị lang ben giữa các ngón chân, lang ben và lang ben do E floccosum, T mentagrophytes và T rubrum; dùng hai lần mỗi ngày trong 4 tuần hoặc theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đối với bệnh nấm da kẽ ngón tay cái. Đối với nấm da đầu hoặc nấm da corporis, dùng mỗi ngày một lần trong 2 tuần hoặc theo hướng dẫn sử dụng.

Các loại bào chế dạng kem và dung dịch được coi là dạng bào chế hiệu quả nhất vì khả năng thẩm thấu của thuốc đến lớp biểu bì. Trong khi thuốc xịt và bột được coi là kém hiệu quả hơn vì thường không được xoa vào da. Tuy nhiên, thuốc xịt và bột sẽ hữu ích khi kết hợp với các loại kem và dung dịch hoặc như các chất ngăn ngừa nhiễm trùng mới hoặc tái phát. 

Đối với trường hợp nhiễm nấm ở da đầu thì cùng với việc dùng thuốc, bệnh nhân phải gội đầu bằng dầu gội chứa 1% hoặc 2,5% selen hoặc 2% ketoconazole ít nhất hai lần một tuần để giảm lây truyền. Mặc dù trẻ em có thể đi học trong thời gian điều trị, nên thoa kem imidazole hoặc ciclopirox lên vùng da đầu bị ảnh hưởng của trẻ để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

photo-1636901459769

Các loại bào chế dạng kem và dung dịch được coi là dạng bào chế hiệu quả nhất.

Thuốc đường uống

- Corticosteroid (như prednisone đường uống): Trong những trường hợp cần sử dụng corticosteroid đường uống cho điều trị ngắn hạn để dự phòng tổn thương nặng có thể xảy ra. Cần trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng.

- Thuốc kháng nấm (đường uống): Giúp bệnh nhân giảm triệu chứng, loại bỏ nhiễm trùng và ngăn ngừa tái phát nhiễm trùng. Lưu ý, bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc kháng nấm khi không có chỉ định kê đơn của bác sĩ.

Các thuốc chống nấm đường uống thường dùng như fluconazole, itraconazole và terbinafine… Thuốc có hiệu quả đặc biệt trong điều trị bệnh lang ben, nấm da corporis/cruris và nấm da pedis. Cơ chế hoạt động của thuốc là diệt nấm và ngăn ngừa nấm phát triển. Cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Tác dụng phụ có thể gặp

Thông thường, thuốc trị nấm có thể có các tác dụng phụ nhưng thường nhẹ và không kéo dài. Một số tác dụng phụ có thể gặp như ngứa, rát, đỏ, cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy, phát ban.

 Đôi khi có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng hơn như phản ứng dị ứng ở mặt, cổ hoặc lưỡi (sưng và khó thở); phản ứng da nghiêm trọng (bong tróc hoặc phồng rộp); tổn thương gan (rất hiếm) có thể chán ăn, nôn, buồn nôn, vàng da , đi tiểu sẫm màu hoặc phân xanh xao, mệt mỏi hoặc suy nhược. 

Bất kể khi nào có những tác dụng phụ nghiêm trọng, cần ngừng sử dụng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để tìm giải pháp thay thế. 

Cảnh báo khi lạm dụng thuốc

 Một số loại thuốc chống nấm không kê đơn đường uống có thể mua ở nhà thuốc. Tuy nhiên không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của thầy thuốc..

-Tuyệt đối tuân thủ chỉ định về liều lượng, thời điểm sử dụng thuốc.

-Không tự ý tăng liều hoặc tự ý ngừng dùng thuốc. Thuốc dạng uống điều trị nấm da dễ gây các tác dụng phụ nguy hiểm. Việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến các độc tính trên toàn thân. Nhiều trường hợp bị ảnh hưởng nghiêm trọng do suy tuyến thượng thận, suy gan, tăng cân, tăng huyết áp…

Trong trường hợp sử dụng quá liều thuốc chống nấm, hãy liên hệ với dược sĩ hoặc bác sĩ. Nếu bạn được khuyên đến bệnh viện, hãy mang theo bao bì hoặc thuốc đang sử dụng để bác sĩ có hướng xử trí phù hợp.

5. Các biện pháp phòng tránh nhiễm nấm da

  •  Hạn chế tiếp xúc với nước bẩn.
  •  Mặc đồ rộng rãi, khô thoáng.
  •  Uống nhiều nước.
  • Hạn chế tiếp xúc với các loài động vật như: chó. mèo, …
  •  Rửa tay thường xuyên.
  •  Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt giũ drap mền, khăn tắm và giày dép,…
  • Nên làm việc ở những nơi thoáng mát.
  • Giữ da sạch và khô, đặc biệt là ở những vùng gấp trên cơ thể.
  • Sử dụng riêng các đồ cá nhân.
  •  Tập thể dục tăng cường hệ miễn dịch.
  • Bổ sung các loại rau củ và trái cây.
  •  Nên đi giày dép rộng, dễ thấm nước, thường xuyên thay tất và lau khô vùng da giữa các ngón chân sau khi tắm.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 là gì?

DS. Nguyễn Bảo Ngân
Ý kiến của bạn