Nhiễm HIV: Triệu chứng, đường lây truyền và phòng ngừa

02-12-2021 15:17 | Y học 360

SKĐS - Không có cách chữa khỏi nhiễm HIV. Tuy nhiên, với việc tiếp cận ngày càng nhiều hơn với các phương pháp dự phòng, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc HIV hiệu quả… nhiễm HIV đã trở thành một tình trạng sức khỏe mãn tính có thể kiểm soát được, cho phép những người nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài.

  • HIV tiếp tục là một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu, đã cướp đi sinh mạng của 36,3 triệu cho đến nay.
  • Năm 2020, 680.000 người chết vì các nguyên nhân liên quan đến HIV và 1,5 triệu người nhiễm HIV.
  • Để đạt được các mục tiêu toàn cầu 95–95–95 (95% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 95% số người biết tình trạng HIV của mình đang được điều trị và 95% trong số những người đang được điều trị có tải lượng HIV được ức chế và giảm khả năng lây truyền virus HIV cho người khác), cần phải nỗ lực gấp đôi để ngăn ngừa 7,7 triệu ca tử vong liên quan đến HIV trong 10 năm tới, giảm các ca nhiễm HIV do dịch vụ  bị gián đoạn trong đại dịch COVID-19 và phản ứng của sức khỏe cộng đồng đối với HIV chậm lại.

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) nhắm vào hệ thống miễn dịch và làm suy yếu khả năng phòng thủ của con người chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng và một số loại ung thư mà những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể chống lại. Khi virus phá hủy và làm suy giảm chức năng của các tế bào miễn dịch, những người bị nhiễm bệnh dần dần bị suy giảm miễn dịch. Chức năng miễn dịch thường được đo bằng số lượng tế bào CD4.

photo-1638415580861

HIV gây suy giảm miễm dịch ở người.

Nếu không được điều trị HIV có thể dẫn đến AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Đây là giai đoạn tiến triển nhất của nhiễm HIV). Giai đoạn này có thể mất nhiều năm tùy thuộc vào từng cá nhân. AIDS được định nghĩa bởi sự phát triển của một số nhiễm trùng cơ hội bao gồm các bệnh ung thư, nhiễm trùng hoặc các biểu hiện lâm sàng dài hạn nghiêm trọng khác.

1. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm HIV

Các triệu chứng của HIV khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm trùng. Mặc dù những người sống chung với HIV có xu hướng dễ lây nhiễm nhất trong vài tháng đầu sau khi bị nhiễm, nhưng nhiều người không biết về tình trạng của mình cho đến khi có triệu chứng.

Trong vài tuần đầu tiên sau khi bị nhiễm trùng ban đầu:

  • Có thể không có triệu chứng
  • Hoặc bị bệnh giống cúm bao gồm: Sốt, nhức đầu, phát ban hoặc đau họng.

Khi nhiễm trùng tiến triển làm suy yếu hệ thống miễn dịch, có thể thể phát triển các dấu hiệu và triệu chứng khác, chẳng hạn như:

Nếu không được điều trị, có thể phát triển các bệnh nặng như bệnh lao (TB), viêm màng não do cryptococcus, nhiễm trùng nặng do vi khuẩn và ung thư như u lympho và sarcoma Kaposi.

2. Đường lây truyền HIV

HIV có thể lây truyền qua việc tiếp xúc với nhiều loại dịch cơ thể từ người nhiễm bệnh, chẳng hạn như:

  • Máu
  • Sữa mẹ
  • Tinh dịch
  • Dịch tiết âm đạo
  • HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai và sinh nở.

HIV không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường hàng ngày như:

  • Hôn
  • Ôm
  • Bắt tay
  • Dùng chung đồ vật cá nhân, thức ăn hoặc nước uống.
Những người nhiễm HIV đang điều trị bằng ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ không lây truyền HIV cho bạn tình của họ. Do đó, việc tiếp cận sớm với điều trị và được hỗ trợ để tiếp tục điều trị là rất quan trọng, không chỉ để cải thiện sức khỏe của người nhiễm HIV mà còn để dự phòng lây truyền HIV.

3. Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ nhiễm HIV

Các hành vi khiến các cá nhân có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không được bảo vệ;
  • Dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ tiêm chích khác và các dung dịch thuốc khi tiêm chích ma tuý bị nhiễm bẩn;
  • Tiêm chích, truyền máu và cấy ghép mô không an toàn, và các thủ thuật y tế liên quan đến việc cắt hoặc xỏ lỗ không cẩn thận;
  • Gặp chấn thương do kim đâm ngẫu nhiên, bao gồm cả các nhân viên y tế...

4. Chẩn đoán nhiễm HIV

HIV có thể được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm chẩn đoán nhanh cung cấp kết quả ngay trong ngày. Điều này tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho việc chẩn đoán sớm và liên kết với việc điều trị và chăm sóc.

Mọi người cũng có thể sử dụng các phương pháp tự xét nghiệm HIV để tự kiểm tra.

Tuy nhiên, không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể cung cấp chẩn đoán HIV đầy đủ và cần phải có xét nghiệm khẳng định, được tiến hành tại cơ sở y tế.

photo-1638415582501

Lấy máu xét nghiệm HIV.

Nhiễm HIV có thể được phát hiện với độ chính xác cao bằng cách sử dụng các xét nghiệm đủ tiêu chuẩn của WHO trong chiến lược xét nghiệm được phê duyệt.

Hầu hết các xét nghiệm chẩn đoán HIV được sử dụng rộng rãi đều phát hiện ra các kháng thể do người đó tạo ra như một phần của phản ứng miễn dịch của họ để chống lại HIV.

Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể sẽ phát triển các kháng thể chống lại HIV trong vòng 28 ngày kể từ khi bị nhiễm. Trong thời gian này, người bệnh trải qua giai đoạn "cửa sổ" - khi các kháng thể HIV chưa được sản xuất ở mức đủ cao để được phát hiện bằng các xét nghiệm tiêu chuẩn và khi họ có thể không có dấu hiệu nhiễm HIV, nhưng cũng là khi họ có thể truyền HIV cho người khác.

Sau khi bị nhiễm, một cá nhân có thể truyền HIV cho bạn tình hoặc dùng chung ma túy, phụ nữ có thể truyền HIV sang con của họ trong thời kỳ mang thai hoặc thời kỳ cho con bú.

Sau khi chẩn đoán dương tính, người nhiễm HIV nên được kiểm tra lại trước khi đăng ký điều trị và chăm sóc để loại trừ bất kỳ lỗi xét nghiệm nào. Đáng chú ý, khi đã được chẩn đoán nhiễm HIV và đã bắt đầu điều trị, không nên xét nghiệm lại.

Mặc dù xét nghiệm cho thanh thiếu niên và người lớn đã được thực hiện đơn giản và hiệu quả, nhưng điều này không xảy ra đối với trẻ sinh ra từ mẹ dương tính với HIV. Đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi, xét nghiệm huyết thanh học không đủ để xác định nhiễm HIV - xét nghiệm virus học phải được thực hiện ngay khi mới sinh hoặc khi trẻ được 6 tuần tuổi. Các công nghệ mới hiện đang trở nên sẵn có để thực hiện xét nghiệm này tại điểm chăm sóc và cho kết quả ngay trong ngày, điều này sẽ thúc đẩy mối liên kết thích hợp với việc điều trị và chăm sóc.

5. Phòng ngừa nhiễm HIV như thế nào?

Có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV bằng cách hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Các phương pháp tiếp cận chính để phòng chống HIV, thường được sử dụng kết hợp, bao gồm:

  • Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục.
  • Xét nghiệm và tư vấn HIV và STIs.
  • Xét nghiệm và tư vấn về mối liên hệ với chăm sóc bệnh lao (TB).
  • Sử dụng thuốc kháng virus (ARV) để dự phòng.
  • Giảm tác hại cho người tiêm chích và sử dụng ma tuý.
  • Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con (MTCT).
photo-1638415583768

Thuốc kháng virus giúp ngăn chặn sự nhân lên của HIV trong cơ thể.

Nhiễm HIV có thể được quản lý bằng các phác đồ điều trị bao gồm sự kết hợp của ba loại thuốc kháng virus (ARV) trở lên. Mặc dù, liệu pháp kháng virus hiện tại không chữa khỏi nhiễm HIV nhưng ngăn chặn rất nhiều sự nhân lên của virus trong cơ thể và cho phép phục hồi hệ thống miễn dịch để củng cố và lấy lại khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng cơ hội và một số bệnh ung thư.

Kể từ năm 2016, WHO đã khuyến cáo rằng tất cả những người nhiễm HIV được cung cấp ARV suốt đời, bao gồm cả trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, phụ nữ mang thai và cho con bú, bất kể tình trạng lâm sàng hoặc số lượng tế bào CD4.

Đến tháng 6 năm 2021, 187 quốc gia đã áp dụng khuyến nghị này, bao gồm 99% tổng số người nhiễm HIV trên toàn cầu. Ngoài chiến lược điều trị tất cả, WHO khuyến nghị bắt đầu điều trị ARV nhanh chóng cho tất cả những người nhiễm HIV, bao gồm cả việc cung cấp ARV trong cùng ngày với chẩn đoán cho những người sẵn sàng bắt đầu điều trị. Đến tháng 6 năm 2021, 82 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình báo cáo rằng họ đã áp dụng chính sách này, và khoảng một nửa trong số đó báo cáo việc thực hiện trên toàn quốc.

Trên toàn cầu, 28,2 triệu người nhiễm HIV đang được điều trị ARV vào năm 2021. Tỷ lệ bao phủ ARV trên toàn cầu là 73% vào năm 2020. Tuy nhiên, cần nhiều nỗ lực hơn nữa để mở rộng quy mô điều trị, đặc biệt là đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Chỉ 54% trẻ em (0–14 tuổi) được điều trị ARV vào cuối năm 2020.

Mời độc giả xem thêm video:

Trưa 1/12: Lo ngại sức tàn phá của Omicron, hàng loạt nước áp dụng biện hạn chế

BS Nguyễn Bích Ngọc
Ý kiến của bạn