Nhếch nhác, ngổn ngang trên Thượng thành Huế

14-06-2023 07:10 | Xã hội

SKĐS - Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế được triển khai từ năm 2019. Tuy nhiên sau bốn năm người dân di dời đến nơi ở mới, Thượng thành Huế vẫn đang trong tình trạng ngổn ngang, nhếch nhác.

Thượng thành Huế vẫn ngổn ngang sau bốn năm người dân di dời đến nơi ở mới - Ảnh 1.

Từ năm 2019, giai đoạn 1 của Dự án di dời dân cư giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế được bắt đầu triển khai. Theo đó, hơn 3.300 hộ dân sinh sống tại khu vực Thượng thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào và Tuyến Phòng Lộ được dời đi để trả lại mặt bằng cho di tích.

Thượng thành Huế vẫn ngổn ngang sau bốn năm người dân di dời đến nơi ở mới - Ảnh 2.

Sau 4 năm, những hộ dân dời đi đã ổn định tại nơi ở mới nhưng khu vực di tích Thượng thành, Eo Bầu vẫn ngổn ngang, cỏ cây mọc um tùm.

Thượng thành Huế vẫn ngổn ngang sau bốn năm người dân di dời đến nơi ở mới - Ảnh 3.

Ghi nhận của phóng viên tại khu vực Thượng thành, hiện có nhiều ngôi nhà của người dân trước đây sinh sống chưa được tháo dỡ, gây nên tình trạng nhếch nhác, hoang tàn.

Hầu hết nhiều khu vực trên Thượng thành vẫn chưa được chỉnh trang.

Người dân rời đi, những khoảng đất trống trên di tích trở thành nơi tập kết xà bần, rác thải.

Thượng thành Huế vẫn ngổn ngang sau bốn năm người dân di dời đến nơi ở mới - Ảnh 6.

Cỏ cây mọc um tùm trên Thượng thành Huế.

Riêng tại khu vực Thượng thành, được biết hiện nay vẫn còn 7 hộ chưa bàn giao mặt bằng vì nhiều lý do.

Thượng thành Huế vẫn ngổn ngang sau bốn năm người dân di dời đến nơi ở mới - Ảnh 8.

Tại những bãi đất trống trên di tích, người dân tận dụng để trồng rau, hoa màu.

Thượng thành Huế vẫn ngổn ngang sau bốn năm người dân di dời đến nơi ở mới - Ảnh 9.

Tại các lối đi, trong các căn nhà chưa hạ giải trên khu vực Thượng thành vương vãi những chiếc bơm, kim tiêm.

Thượng thành Huế vẫn ngổn ngang sau bốn năm người dân di dời đến nơi ở mới - Ảnh 10.

Liên quan đến thực trạng này, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Huế cho hay, tại khu vực Thượng thành, trước đây thành phố đã bố trí kinh phí để dọn dẹp, chỉnh trang một số khu vực. Hiện nay, việc xử lý mặt bằng sau khi các hộ dân ở Khu vực 1 Kinh thành Huế di dời đến nơi ở mới đã được lập thành dự án với tên gọi Dự án dọn dẹp vệ sinh, hoàn trả mặt bằng sau khi di dời dân cư, giải phóng mặt bằng Khu vực 1 Kinh thành Huế.

Thượng thành Huế vẫn ngổn ngang sau bốn năm người dân di dời đến nơi ở mới - Ảnh 11.

"Dự án sẽ tiến hành chặt hạ cây, hạ giải nhà dân đã bàn giao mặt bằng và đổ đất san lấp tạo cảnh quan tại các khu vực trong đề án di dời dân cư. Hiện nay dự án đang trong giai đoạn mời thầu, dự kiến có thể bắt đầu triển khai vào ngày 26/6", lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Huế nói.

Thượng thành Huế vẫn ngổn ngang sau bốn năm người dân di dời đến nơi ở mới - Ảnh 12.

Lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Huế cũng nói rằng: "Lãnh đạo tỉnh cũng như thành phố đang chỉ đạo rất quyết liệt việc này. Tuy nhiên để thực hiện được tốt, trước hết cần nhận được sự đồng thuận của người dân. Người dân đồng ý chủ trương di dời, trả lại mặt bằng thì mới thực hiện đồng bộ được. Tất cả cũng vì tạo cảnh quan đô thị, vì sự phát triển chung của thành phố".

Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế được triển khai theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (2019-2021) tiến hành di dời hơn 3.300 hộ dân sinh sống tại khu vực Thượng thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào và Tuyến Phòng Lộ ra tái định cư tại phường Hương Sơ (TP. Huế). Hiện nay, các cơ quan chức năng đang triển khai giai đoạn 2 (2022-2025). Trong giai đoạn này, sẽ tiến hành di dời hơn 1.900 hộ dân tại một số khu vực như Hồ Học Hải, Đàn Xã tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ, khu vực tiếp giáp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh...

Nhếch nhác, ngổn ngang trên Thượng thành Huế

Nhếch nhác hố ga mất nắp - Nguy cơ tiềm ẩn cho người dânNhếch nhác hố ga mất nắp - Nguy cơ tiềm ẩn cho người dân

SKĐS - Nhiều hố ga cáp quang bị mất nắp đã tồn tại nhiều tháng qua trên tuyến đường Lý Thánh Tông thuộc xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Những hố ga này vô tình là "cái bẫy" với người dân thường xuyên đi lại, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.


Hoài Nam - Hoàng Dũng
Ý kiến của bạn