1. Nhảy dây có tăng chiều cao không?
Nhảy dây có thể giúp tăng chiều cao hiệu quả trong độ tuổi dậy thì bởi nó giúp cơ thể được kéo giãn, nhờ đó sự phát triển của các tế bào xương được thúc đẩy, tăng sinh hormone tăng trưởng và kết quả là xương dài ra. Quá trình nhảy lên nhảy xuống cũng khiến cho toàn bộ cơ thể, nhất là phần chân và xương sống phải co giãn liên tục một cách linh hoạt. Chính điều này khiến cho mô xương được tăng sự dẻo dai, giãn nở, và tăng sản sinh sụn xương để chiều cao được cải thiện.
Nhảy dây thường xuyên giúp cơ thể sản sinh nhiều hormone tăng trưởng - loại hormone có ảnh hưởng lớn đối với phát triển chiều cao.
Nhảy dây giúp vận động toàn bộ cơ thể, không chỉ có tác dụng tuyệt vời đối với chiều cao mà còn rất tốt cho tim mạch. Cơ thể kéo dài hoàn toàn khi nhảy, vì vậy nó thúc đẩy sự phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì. Đây cũng là một bài tập luyện tim mạch tuyệt vời và chắc chắn sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và năng động.
2. Cách nhảy dây đúng để tăng chiều cao hiệu quả
Cách nhảy hai chân cơ bản được nhiều người chọn để tăng chiều cao:
- Nhảy đổi giữa hai chân: Cách nhảy này có sự luân phiên đổi giữa chân sau với chân trước. Theo đó, người tập sẽ đứng ở không gian đủ rộng rãi và an toàn, rồi 2 tay nắm cán dây tung sợi dây lên trên đầu, sau đó di chuyển đôi chân lên trên sàn. Cứ mỗi vòng xoay của dây thì một chân sẽ tiếp xúc với bề mặt sàn còn chân kia nhấc lên. Bài tập cần thực hiện trong 60 giây sau đó nghỉ một lúc rồi lại tiếp tục nhảy.
- Nhảy bật để nâng cao chân: Người tập sẽ dùng một chân để tiếp xúc với đất, chân còn lại sẽ nâng cao sao cho phần khớp gối tạo thành một góc 90 độ. Mỗi lần nhảy lên bạn sẽ lần lượt đổi chân theo vòng quay của dây. Bài tập cần được thực hiện trong 60 giây sau đó nghỉ một chút rồi mới nhảy lại.
Khi nhảy dây, cần lưu ý một số điều như sau:
- Về kỹ thuật, nên chủ động bật nhảy cao, đều đặn để cơ vùng bụng, đùi, có độ gồng. Không nên nhảy với tốc độ quá chậm hay bật nhảy hời hợt vì sẽ không đủ lực, không có hiệu quả tăng chiều cao như mong muốn.
Trước khi tập nhảy dây bạn cũng cần khởi động kỹ các khớp cổ chân, khớp gối, khớp cổ tay, cánh tay để hạn chế chấn thương khi tập luyện. Có thể luân phiên thay đổi tư thế trong khi nhảy dây, chẳng hạn như kết hợp nhảy 2 chân, nhảy 1 chân, chéo tay, xoay eo... Điều này có thể giúp tác động đến toàn bộ các cơ khớp, hỗ trợ tối đa khả năng tăng chiều cao.
- Về tốc độ, bạn nên nhảy dây với tốc độ tăng dần theo thời gian trong 3 hiệp khác nhau. Hiệp đầu tiên, bạn nên nhảy tốc độ trung bình 60-70 nhịp/phút. Sau đó tăng đến tốc độ tối đa bạn có thể đạt được. Cuối cùng, hay giảm tốc độ khoảng 50-60 nhịp/phút.
Ngoài những yếu tố nêu trên, để tăng chiều cao hiệu quả, cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, ngủ đúng giờ, đủ giấc. Khi tập luyện, nên chọn trang phục thông thoáng hoặc có thể co giãn. Không nên mặc quần áo quá chật hoặc bó sát. Ngoài ra cần lựa chọn giày thể thao êm ái, phù hợp cho các động tác bật nhảy.
Mời bạn đọc xem tiếp video:
Giảm cân và kiểm soát đường huyết nhờ đi bộ sau bữa ăn | SKĐS