Suckhoedoisong.vn tiếp tục cập nhật...
*Sẵn sàng nguồn lực ngay tại chỗ, đáp ứng nhu cầu thiết yếu phòng chống dịch
Tình hình dịch diễn biến phức tạp, việc thiết lập kho tiền phương, là điều rất cần thiết, nhằm sẵn sàng nguồn lực, ngay tại chỗ, đáp ứng nhu cầu thiết yếu.
Theo báo cáo của bộ phận hậu cần, đợt này, Bộ Y tế xuất cấp từ Kho dữ trữ quốc gia gồm 2 đợt. Mỗi đợt, khoảng 300m3 hàng bao gồm khẩu trang y tế, khẩu trang chuyên dụng phòng chống dịch N95, quần áo phòng chống dịch, vật tư y tế và trang thiết bị cần thiết.
Khử trùng xe chở
Tại kho tiền phương, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã cảm ơn lực lượng quân đội bao gồm Lữ đoàn 683, 971 và 972 thuộc Cục Vận tải, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng đã vận chuyển nhanh số hàng từ Kho dữ trữ Quốc gia ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tập kết an toàn tại Đà Nẵng.
Kho tiền phương phòng chống dịch COVID-19 khu vực miền Trung được đặt tại Trường Đại học Kỹ thuật Y- Dược Đà Nẵng.
Công tác tác chống dịch luôn cần phải có phương tiện, hàng hóa tại chỗ. Khi quyết định xuất kho Dữ trữ Quốc gia, bài toàn đặt ra về khâu vận chuyển là vấn đề hóc búa cần giải quyết.
“Khi khó khăn , ngành y tế luôn cần sự giúp đỡ từ lực lượng quân đội. Và thực tế từ khi chúng ta bước vào cuộc chiến chống dịch COVID-19, lực lượng quân đội luôn sát cánh, từ thiết lập khu cách ly, tuần tra biên giới và đến khi lãnh Bộ Y tế đề xuất với Bộ Quốc phòng đã nhận được sự ủng hộ quý báu”. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã đi kiểm tra công tác tiếp nhận, sắp xếp kho tiền phương
Ngành y tế đánh giá rất cao sự chuẩn bị sẵn sàng của quân đội. Chỉ sau 2 ngày, hàng hóa được vận chuyển về Đà Nẵng.
*BVĐK TW Quảng Nam mong nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng để khắc phục khó khăn phòng chống dịch
Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Sức khỏe&Đời sống về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 của bệnh viện, và khó khăn đang gặp phải, TS Đinh Đạo, Giám đốc BVĐK TW Quảng Nam cho biết, Bệnh viện rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ, sự chung tay góp sức của các nhà hảo tâm để hỗ trợ một phần khó khăn cho đội ngũ y bác sĩ tham gia chống dịch và những bệnh nhân.
Theo đó, với tinh thần chống dịch như chống giặc, ngay khi nhận được quyết định toàn thể nhân viên BVĐK TW Quảng Nam đã đồng sức đồng lòng, một lòng quyết tâm chống dịch. Bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế, UBND tỉnh Quảng Nam sự hỗ trợ tích cực về nhân lực và vật lực từ các Bệnh viện đầu ngành Chợ Rẫy, Bạch Mai...
Trong thời gian qua BVĐK TW Quảng Nam đã nhận được rất nhiều lời động viên, hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần từ các mạnh thường quân trên khắp cả nước. Tuy nhiên, nhiệm vụ phòng chống dịch COVID - 19 trước mắt nặng nề. Vì vậy, BVĐK Trung ương Quảng Nam rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ, sự chung tay góp sức của các nhà hảo tâm để hỗ trợ một phần khó khăn cho đội ngũ y bác sĩ tham gia chống dịch và những bệnh nhân dương tính với COVID - 19 đang được điều trị tại Bệnh viện.
Sự đóng góp dù là vật chất hay tinh thần đều là động lực giúp cho đội ngũ y bác sĩ BVĐK TW Quảng Nam cùng ngành y tế chiến thắng COVID-19.
*4 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại TTYT Bình Sơn
Khu cách ly tập trung cơ sở 2 thuộc TTYT huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi hiện đang điều trị 4 bệnh nhân COVID-19. Sức khỏe của các bệnh đa phần ổn định.
BS Võ Hoàng Viễn, Giám đốc TTYT huyện Bình Sơn cho biết, đã cho triển khai phun hóa chất tiêu độc, khử trùng tại các cơ sở công cộng trên địa bàn như trường học, chợ, ga tàu với tổng diện tích phun gần 400.000 m2. Từ ngày, 2/8, bắt đầu triển khai phun hóa chất tại gia đình có tiếp xúc gần (F1).
*Bệnh viện an toàn trong dịch COVID-19.
TS Huỳnh Giới, Giám đốc BVĐK tỉnh Quảng Ngãi cho biết, để phòng chống dịch COVID-19, bệnh viện đã tăng cường nhân lực kiểm soát chặt chẽ người ra, vào viện. Thực hiện yêu cầu giãn cách và khoảng cách nghiêm túc khi chờ đợi khám.
Ghi nhận của PV báo Sức khỏe & Đời sống sáng nay tại BVĐK Quảng Ngãi:
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra một điểm kiểm soát bệnh tại BVĐK Quảng Ngãi.
Công tác phòng chống dịch COVID-19 tại BV Quảng Ngãi được thực hiện rất chặt chẽ.
* Phát hiện 4 ca dương tính, Quảng Ngãi thành lập 5 chốt kiểm tra y tế
9h, Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện địa phương này có 4 ca dương tính với SARS-CoV2. Đến thời điểm này, những bệnh nhân này đang chăm sóc, điều trị, tại Cơ sở 2- Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn. Sức khỏe của 3 bệnh nhân này tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Quảng Ngãi đang thực hiện cách ly 9.781 người và thành lập 5 chốt kiểm tra y tế.
Quảng Ngãi đã thành lập 5 chốt kiểm tra y tế ra vào tỉnh.
*Con 7 tháng phải "dứt" sữa, gửi bà nội để bố mẹ đi chống dịch
Tôi tìm đến đường Thanh Tịnh nơi có trụ sở của Trung tâm Cấp cứu 115 của TP Đà Nẵng. Trên chiếc bàn đặt giữa phòng, một kíp trực vừa ăn xong bữa được đựng trong những chiếc hộp xốp, vội vàng đứng dậy, lau bàn khi thấy “nhà có khách”.
Trong những câu chuyện được nghe, được biết, tôi lại càng cảm phục hơn tinh thần của họ- những người chiến sỹ áo trắng trong tâm dịch.
Đó là câu chuyện của của gia đình Y sỹ Trần Đức Thành. Anh Thành có vợ là điều dưỡng ở Bệnh viện Sản Nhi. Từ khi có dịch cả 2 vợ chồng chưa gặp nhau. Bé trai mới 7 tháng tuổi, chưa cai sữa nhưng cũng phải “dứt sữa mẹ” để gửi bà nội còn 2 vợ chồng thì tham gia chống dịch. Vợ chồng cũng từ đó cũng chẳng được gặp nhau. “Vợ chồng tôi ăn cơm cùng nhau trên điện thoại, hướng dẫn bà pha sữa, quấy bột cho cháu trên màn hì nh điện thoại thông minh là việc chúng em thường làm sau giờ theo xe chở bệnh nhân”, anh Thành kể. Còn nhiều góc khuất khác mà tôi chẳng thể kể ra hết bởi sau những phút giây vội vàng họ lại lên đường chống dịch!.
*Cán bộ TT cấp cứu 115 Đà Nẵng: Lo Lắng nhưng không lo sợ
BS Trần Công Thông, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115, người nhỏ nhắn, nhưng bước đi rất nhanh, đúng dân “cấp cứu”, kéo ghế vồn vã mời khách ngồi. Là đơn vị vận chuyển cấp cứu duy nhất của Đà Nẵng, nên yêu cầu đặt ra của lãnh đạo Trung tâm Cấp cứu 115 đối với cán bộ của mình, phải đặt an toàn trong khi thực hiện nhiệm vụ là yêu cầu số 1, quan trọng nhất.
Phút giải lao giữa những ca vận chuyển bệnh nhân của cán bộ Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng.
“Chỉ cần cán bộ của tôi không may xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 là hoạt động cấp cứu của thành phố bị tê liệt. Chính vì vậy, chúng tôi không tập trung toàn bộ quân số ở đây mà rải đều cho các trạm vệ tinh”, BS Thông nói về biện pháp “giữ” cán bộ trong mùa dịch.
Xe sau khi về dù đêm hay ngày đều được khử khuẩn theo đúng quy trình (ảnh A.Văn)
Trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế Trung tâm Cấp cứu 115 luôn trong trạng thái sẵn sàng cao nhất, huy động 100% nhân lực, di chuyển liên tục không kể ngày đêm, đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao nhưng trong ánh mặt của họ vẫn toát lên sức mạnh và niềm tin chiến thắng.
Cán bộ Trung tâm cấp cứu 115 thực hiện khử khuẩn
BS Trần Công Thông nói: Chúng tôi làm việc bền bỉ, dẻo dai, kiên trì, quyết liệt ngay từ những ngày đầu. Có lo lắng nhưng không lo sợ. Quyết tâm cao hơn sẵn sàng đến những điểm nóng nhất của thành phố.
Hiện nay, công việc của bác sĩ Trung tâm cấp cứu 115 gấp đôi so với trước ngày có dịch, vừa đảm bảo vận chuyển bệnh nhân nặng giảm tải cho BV Đà Nẵng, vừa đảm bảo đưa các ca F1 đi cách ly. Trong khi đó vẫn phải đảm bảo công tác trực cấp cứu thường quy.
BS Trần Công Thông, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 (giữa) và đồng nghiệp chia sẻ với phóng viên Báo Sức khoẻ & Đời sống (bìa trái)
Người dân đang thực hiện cách ly theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ , không ít các ca tai nạn do sinh hoạt cũng là Trung tâm Cấp cứu 115 vận chuyển. Rồi vừa thực hiện đưa ca nhiễm về khu điều trị, lái xe về điểm khử khuẩn chở F1 đi cách ly tại các điểm được chỉ định của TP… Liên tục trong nhiều ngày liền làm việc quần quật, lại phải thường xuyên tự khử khuẩn bản thân mình, tẩy rửa xe...công việc ngồn ngộn khiến họ quá tải.
Từ ngày Đã Nẵng ghi nhận bệnh nhân dương tính số 426, gần 100 cán bộ của Trung tâm Cấp cứu 115 Đà Nẵng, ứng trực tại 7 trạm vệ tinh, của 7 quận, huyện trong thành phố nhiều ngày, nhiều người không được về nhà.
Thế nhưng họ chưa bao giờ lùi bước và đang đóng góp rất lớn vào công tác phòng chống dịch của thành phố nơi họ sống và gắn bó này.
*2h30' sáng, bác sĩ rời điểm nghỉ đặt ECMO cấp cứu bệnh nhân nặng
Sau một ngày làm việc mệt nhọc mới nghỉ ngơi được chút đến 2h30 sáng 6/8 kíp bác sĩ BV Chợ Rẫy đã rời điểm nghỉ để đến TTYT Hoà Vang thực hiện đặt ECMO cho bệnh nhân nặng.
Đây là bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 585 được chuyển từ BV Đà Nẵng về TTYT Hoà Vang, Bệnh nhân đã 61 tuổi bị nhiễm khuẩn tiết niệu nặng. Ngay sau khi nhận lệnh kíp bác sĩ BV Chợ Rẫy lập tức lên đường thực hiện ca đặt ECMO cho bệnh nhân này.
Khi mọi người còn đang ngủ ngon giấc thì các bác sĩ lại lên đường thực hiện cứu chữa cho bệnh nhân.