Suckhoedoisong.vn tiếp tục cập nhật...
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói,: “Không chỉ tôi mà là chúng tôi, bao gồm tất cả các thầy thuốc được Bộ Y tế cử đến miền Trung đều có nguyện vọng muốn ở lại tham gia công tác phòng chống dịch cho đến khi hết dịch. Đây là nghĩa vụ và cũng là mong muốn của chúng tôi. Đó là chuyện hết sức bình thường.
*Đà Nẵng cần siết chặt kỷ luật thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Ghi nhận của pv báo SKĐS tại Đà Nẵng, trong chiều nay, 4/8, trên đường Bạch Đằng, vẫn có nhiều người dân tập thể dục, đạp xe thể thao trên đường. Cá biệt, có một vài trường hợp không đeo khẩu trang.
Cho dù chính quyền TP Đà Nẵng đã huy động tổng lực hệ thống chính trị vào cuộc. Xe truyền thông chạy khắp phố yêu cầu người dân về nhà.
Xe truyền thông kêu gọi người dân nên quay trở về nhà
Vẫn có một vài người dân Đà Nẵng ra đường thể dục mà không có khẩu trang hoặc đeo khẩu trang không đúng yêu cầu
19h20: Bộ Y tế điều động 2 điều dưỡng từ Khoa chạy TNT và Khoa Hồi sức Ngoại Thần kinh ra tăng cường TTYT Hòa Vang và BV Phổi Đà Nẵng. Thời điểm hiện nay, 2 điều dưỡng đã có mặt tại Đà Nẵng và sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Điều dưỡng trưởng Khoa chạy TNT, BV Chợ Rẫy Nguyễn Trần Đức nói: Chúng tôi háo hức đến Đà Nẵng để cùng các thầy thuốc cứu chữa người bệnh. Nhiệm vụ nào cũng phấn đấu hoàn thành.
Đơn vị chạy TNT của Trung tâm Y tế Hòa Vang đã vận hành tiếp tục điều trị cho bệnh nhân COVID-19 suy thận mạn.
* Đã cơ bản hoàn thành việc lắp khung, giường, sàn nhà cho tại BV Dã chiến * Hết sức lưu ý công tác khử khuẩn tại Bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng
Cuối giờ chiều, 4/8/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đến kiểm tra tiến độ lắp đặt bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn. Đến nay, sau 72h, kể từ khi nhận bản thiết kế, bệnh viện dã chiến đã cơ bản hoàn thành việc lắp đặt khung, giường, sàn nhà.
Bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn đã cơ bản hoàn thành phần lắp đặt khung, giường, sàn
Hiện các đơn vị thi công vẫn đang phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế Đà Nẵng để hoàn thiện nốt phần việc còn lại như lắp đặt labo xét nghiệm, vệ sinh bề mặt…Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, đề nghị y tế Đà Nẵng nhanh chóng lên kế hoạch bố trí nhân lực, lắp đặt trang thiết bị y tế, tiếp nhận nhanh bệnh viện dã chiến để sẵn sàng đưa vào hoạt động.
* Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đã…sẵn sàng tiếp nhận và điều trị COVID-19
Chiều 4/8/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 đã đi kiểm tra công tác lắp đặt trang thiết bị y tế để đón bệnh nhân nặng từ Bệnh viện Đà Nẵng về Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và triển khai đơn nguyên chạy thận nhân tạo tại Trung tâm Y tế Hòa Vang.
Tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, theo báo cáo của BS Trần Thanh Linh, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện nay tổ công tác đang lắp đặt trang thiết bị cho đơn nguyên điều trị tích cực (ICU). Công tác lắp đặt 24 giường ICU đã cơ bản hoàn thành, dự kiện trong ngày mai (5/8) sẽ đón bệnh nhân nặng về đây.
BS Lê Thành Phúc, Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, thông tin, hiện bệnh viện đang điều trị 43 bệnh nhân COVI-19. “ Chúng tôi trở thành bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 là hoàn toàn bị động, nhưng với nỗ lực của cả tập thể thầy thuốc và hỗ trợ đắc lực của BV Chợ Rẫy, BV Bạch Mai, một khối lượng công việc lớn đã được hoàn thành chỉ trong thời gian rất ngắn. Đến nay, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đã có hệ thống xét nghiệm mạnh, cùng với đó là giường điều trị tích cực…sẵn sàng vừa là nơi điều trị COVID-19, vừa là nơi điều trị bệnh nhân nặng chuyển từ Khoa Hồi sức cấp BV Đà Nẵng chuyển về”, BS Phúc nói.
Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 kiểm tra thiết bị y tế tại BV Phổi Đà Nẵng
Tại Trung tâm Y tế Hòa Vang, chỉ trong thời gian 8 ngày, các bác sĩ của Khoa Hồi sức tích cực và Thận nhân tạo đã thiết lập được đơn vị thận nhân tạo. Đơn vị này là nơi tiếp nhận và chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân COVID-19. Theo các bác sĩ của đoàn công tác Bệnh viện Bạch Mai, đang trực tiếp giám sát và theo dõi các ca chạy thận, trưa 4/8, các chuyên gia đã tiến hành lọc máu và truyền máu cho 2 bệnh n
Thăm, động viên cán bộ y tế của bác sĩ trung ương được tăng cường, cán bộ y tế Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, cảm ơn nỗ lực của các thầy thuốc đề nghị tiếp tục làm tốt những công việc còn lại, trong đó đặc biệt phải hết sức lưu ý công tác khử khuẩn, môi trường bệnh viện.
*Lời tâm sự của điều dưỡng TTYT Hoà Vang trong tâm dịch Đà Nẵng
Đang trực chiến tại TTYT huyện Hoà Vang, điều dưỡng Phạm Thị Ngọc Châu, Khoa Gây mê hồi sức, Trung tâm y tế Hoà Vang hiện đang được tăng cường cho Trung tâm chạy thận chia sẻ, công việc áp lực nhưng em cũng cố gắng hết sức lực của mình để chung tay cho cộng đồng, cho đất nước mau hết dịch. Những cán bộ y tế bằng sức của mình để phục vụ bệnh nhân. Em mong thành phố mau hết dịch để mọi người được về với gia đình.
*14h chiều 4/8 tại BV Phổi Đà Nẵng:
Công tác chuẩn bị đón bệnh nhân đang được triển khai gấp rút. 17 bác sĩ của BV Chợ Rẫy và BV Bạch Mai làm việc liên tục khẩn trương để kịp đón bệnh nhân nặng từ BV Đà Nẵng chuyển về. Bữa cơm trưa vẫn chưa được dùng đến cho dù lúc này đã là 14 giờ.
Bữa cơm trưa vẫn chưa kịp được dùng đến. Hình ảnh chụp lúc 14h10 tại Khoa Vi sinh, BV Phổi Đà Nẵng
*Quân đội là điểm tựa cho ngành y tế
Sáng 4/8/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Tp Đà Nẵng đã đi kiểm tra công tác sẵn sàng điều trị và thu dung bệnh nhân tại Bệnh viện Quân Y 17, Cục Hậu cần, Quân khu V. Cùng dự buổi làm vuệc có Thiếu tướng Nguyễn Đình Tiến, Phó Tư lệnh Quân khu V.
Thay mặt cho lãnh đạo ngành y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế trân trọng cảm ơn sự hy sinh, đóng góp của lực lượng quân đội nói chung và cán bộ chiến sĩ, các lực lượng vũ trang Quân khu V nói riêng, trong công tác phòng chống dịch thời gian vừa qua.
Quân đội đã là điểm tựa cho ngành y tế. Theo dự kiến và kế hoạch của ngành y tế Đà Nẵng, trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp, Bệnh viện Quân Y 17 có thể trở thành nơi tiếp nhận, thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19, vì vậy đề nghị cán bộ, chiến sĩ của bệnh viện sẵn sàng ở mức cao nhất, giường bệnh, cơ sở xét nghiệm để khi có yêu cầu từ ngành y tế sẽ đưa bệnh viện vào trạng thái hoạt động tốt nhất.
Quân đội đã là điểm tựa cho ngành y tế.
Bộ Y tế luôn sẵn sàng hỗ trợ cho bệnh viện tốt nhất cả về nhân lực và trang thiết bị khi có yêu cầu.
Thiếu tướng Nguyễn Đình Tiến, Phó Tư lệnh Quân khu V cho biết, lực lượng toàn quân khu đã chuẩn bị sẵn sàng ở mức cao nhất. Hiện này, Quân khu V đã tổ chức 12 điểm cách ly tập trung cho các đối tượng tiếp xúc gần (F1 và F2) với số lượng hơn 3.000 người. Các bệnh viện, bệnh xá trong toàn quân khu đã chuẩn bị các kịch bản trong mọi tình huống sẵn sàng cao nhất cho phòng chống dịch COVI-19.
Thượng tá Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc Bệnh viện Quân Y 17 cho biết, hiện bệnh viện có 200 giường bệnh, là bệnh viện tuyến 1 và sẵn sàng trở thành bệnh viện dã chiến số 3 khi có lệnh. Hiện nay, cán bộ chiến sĩ toàn bệnh viện đang ở tư thế sẵn sàng cao nhất và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Được biết, hiện nay, Bộ Quốc phòng đã cử đoàn công tác Viện Y học dự phòng Quân đội; Trung tâm Y học nhiệt đới Việt Nga cùng các trang thiết bị xét nghiệm Realtime PCR, phương tiện lấy mẫu bệnh phẩm và các thầy thuốc có kinh nghiệm phòng chống dịch vào tăng cường cho Bệnh viện Quân Y 17.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị giường bệnh, hệ thống xét nghiệm Realtime PCR, động viên cán bộ y tế của Bệnh viện Quân Y 17.
Cũng trong sáng nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã đến kiểm tra công tác sẵn sàng đón bệnh nhân F1 của BVĐK Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Báo cáo với Thứ trưởng Bộ Y tế và đoàn công tác Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVI-19, BS Nguyễn Tường Vân, Giám đốc BVĐK Quốc tế Vinmec Đà Nẵng báo cáo về công tác chuẩn bị phòng chống dịch và cho biết, bệnh viện sẵn sàng “chia lửa” đón bệnh nhân nặng từ Bệnh viện Đà Nẵng chuyển đến.
Thứ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống dịch tại BVĐK Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
* Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt trả lời phỏng vấn về bảo vệ cán bộ y tế trong mùa dịch
Mở đầu cuộc phỏng vấn, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn gửi lời trân trọng cảm ơn thầy thuốc ngành y tế trên mặt trận chống COVID của cả nước, đặc biệt là tạị TP. Đà Nẵng, Tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế... trong đợt dịch COVID -19 giai đoạn 2 này.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng chia sẻ, chúng tôi tin tưởng với sự nỗ lực của các thầy thuốc, tấm lòng vì bệnh nhân, các thầy thuốc sẽ hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo thành công công tác chống dịch COVID-19.
Về việc điều trị cho các y bác sĩ bị mắc COVID-19, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, các y bác sĩ bị mắc COVID-19 cũng sẽ sử dụng phác đồ điều trị như các bệnh nhân mắc COVID -19. Tuy nhiên, phải có khu cách ly riêng để đảm bảo khi phục hồi có thể đưa bác sĩ trở lại tham gia phòng chống dịch.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, về đồ bảo hộ cho nhân viên y tế, hiện giờ theo dự trù của các Sở Y tế đặc biệt là Sở Y tế Đà Nẵng và Bộ Y tế đều đảm bảo đầy đủ trong giai đoạn này. Về kế hoạch dài hơi, hiện một số đơn vị sản xuất trong nước đã được huy động để tăng cường sản xuất khâu trang, trang phụ y tế. Thử trưởng cũng cảm ơn sự hỗ trợ của cộng đồng, các đơn vị giúp đỡ cho ngành y tế đầy đủ dụng cụ trong công tác phòng chống dịch COVID -19.
* Cán bộ y tế làm việc quá sức ngất xỉu phải thở ô xy hiện đã cơ bản ổn định, ăn uống và ngủ nghỉ cũng tốt hơn
Được biết, chị Đặng Thị Thu Hà có gần 20 năm công tác tại Trạm Y tế của phường. Hiện sức khỏe của tôi đã cơ bản ổn định, ăn uống và ngủ nghỉ cũng tốt hơn, tuy nhiên cũng cần một thời gian ngắn nữa để phục hồi sức khỏe hoàn toàn”.
Cũng theo chị Hà, bản thân là nhân viên của Trạm Y tế, trên địa bàn lại có đến 3 bệnh nhân nhiễm COVID-19 nên khối lượng công việc quá nhiều. Chị nói: “Bản thân tôi cũng nhiều tuổi nên sức khỏe không được tốt, những ngày vừa qua tôi làm việc không kể ngày đêm, việc ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ cũng bị đảo lộn khiến cơ thể không kịp thích nghi nên dẫn đến kiệt sức”.
Đêm 1/8 tôi làm việc từ sáng sơm đến khuya mới về nhà, trong khi đó bản thân do quá mệt nên cũng không muốn ăn uống gì. Thấy tôi trở về nhà mệt mỏi nên chồng cũng động viên nhiều và nói sẽ chở đi làm bởi anh ấy sợ tôi không thể tự chạy xe máy đến nơi làm việc. Tuy nhiên, khi chiếc xe máy vừa đến trạm thì bất ngờ bản thân tôi thấy người quay cuồng và ngất xỉu”, chị Hà kể lại.
Hiện sức khoẻ chị Hà đã cơ bản ổn định, tuy nhiên vẫn cần thời gian để sức khoẻ hồi phục
Chị Hà cũng cho biết bản thân sẽ xin phép nghỉ ngơi ít ngày để sức khỏe ổn định hoàn toàn rồi sẽ quay lại cùng đồng nghiệp chiến đấu trong công cuộc chung tay đẩy lùi dịch COVID-19.