Hà Nội

Nhật ký bác sĩ – Hành trình chăm sóc gan: “Một hành trình tâm huyết, vì lá gan khỏe mạnh!”

20-01-2016 15:06 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Thống kê tại bệnh viện chợ Rẫy cho thấy, những năm gần đây, trung bình mỗi năm có từ 3000 – 3500 bệnh nhân ung thư gan mới được phát hiện. Và đáng tiếc là gần một nửa trong số bệnh nhân này đã đến bệnh viện vào giai đoạn muộn, khi bệnh đã đến thời kì không thể chữa khỏi được…

Từ những hối tiếc muộn màng.....

Cách đây một năm, Anh N.V.D 26 tuổi, nhập viện cấp cứu vì đau bụng bất thường. Khi khám chẩn đoán, anh bị nhiễm viêm gan siêu vi B và đã chuyển sang giai đoạn ung thư thời kỳ cuối. Anh D cho biết, trước đó anh đã xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như buồn nôn, đau bụng, người mệt mỏi...nhưng cứ nghĩ là do căng thẳng trong công việc nên không khám định kỳ hay làm xét nghiệm cụ thể. Sau 3 tháng kể từ khi biết bệnh, anh D không qua khỏi.

“Buồn nhất là khi gặp phải những ca bệnh mà gan đã rơi vào thời kỳ bị tổn thương quá muộn để điều trị; và đáng buồn hơn nữa nếu đó là một em bé, một thanh niên hay một người phụ nữ vẫn đang độ tuổi là trụ cột của gia đình…” một bác sĩ già ở khoa U gan (xin được giấu tên) bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ.

Đến những hành động thiết thực

Trước thực tế đó, chuyên mục Nhật ký Bác Sĩ – Hành Trình Chăm Sóc Gan đã ra đời với sự đồng hành của 3 chuyên gia về gan mật nhằm mang đến cho bạn đọc và cộng đồng những kiến thức thiết thực về gan và cách chăm sóc để bảo vệ gan.

Với các tuyến bài viết được tổ chức theo từng mảng chuyên đề xoay quanh các bệnh lý gan và cơ chế nhiễm bệnh, chuyên mục đã nhận được sự hưởng ứng và quan tâm của đông đảo bạn đọc. Trong ba tháng, chương trình đã nhận được 1085 câu hỏi gửi về. Đồng thời cũng có hơn 200 hồ sơ gan trực tuyến được tin tưởng gửi gắm trên www.benhviengan.vn để được các chuyên gia của Hành trình theo dõi, tư vấn điều trị.

Theo BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương, Trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương – bác sĩ tư vấn trực tiếp cho Hành trình Chăm sóc gan chia sẻ: Trong các câu hỏi gửi về chương trình để tư vấn, số lượng các câu hỏi xoay quanh bệnh viêm gan do siêu vi gây ra chiếm phần lớn; nhiều nhất là các câu hỏi về viêm gan siêu vi A, B,C và bệnh ung thư gan.

Theo bác sĩ Phương, phần lớn những người bị viêm gan siêu vi B, C đang điều trị tại bệnh viện đều trong độ tuổi từ 30-60. Những dấu hiệu của bệnh viêm gan siêu vi B, C rất mờ nhạt, do vậy để biết mình có bị nhiễm bệnh hay không chỉ có thử máu là phương pháp duy nhất để xác định bệnh. Nếu không quan tâm tầm soát bệnh thì rất khó phát hiện để chữa trị kịp thời. Ngoài ra, tỉ lệ bệnh nhiễm virút viêm gan ở VN là rất cao, các cha mẹ nên cho con tiêm chủng phòng ngừa bệnh sớm.

Nói về hiệu quả của việc điều trị bệnh online; anh Lê Minh Phúc, 51 tuổi chia sẻ: Khi biết mình bị viêm gan siêu vi C mạn tính, tôi đã rất khủng hoảng tinh thần. Tôi đã đi từ Kiên Giang đến TP.HCM khám và chẩn bệnh tại 3-4 nơi khác nhau để nhờ tư vấn và điều trị. Trong gần 5 năm, tôi đã chích thuốc, uống thuốc và chịu đựng các phản ứng phụ một cách mệt mỏi… Từ lúc biết đến Hành trình chăm sóc gan trên trangwww.alobacsi.com, tôi đã lập hồ sơ và theo dõi thường xuyên các kiến thức về viêm gan siêu vi, các trường hợp bệnh đang được các chuyên gia tư vấn mỗi ngày trên chuyên mục. Tôi dần lấy lại niềm tin và kiên trì hơn trong việc điều trị. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia và hành trình chăm sóc gan đã mang đến những kiến thức bổ ích cho người bệnh như chúng tôi.

Chuyên mục Nhật ký Bác Sĩ – Hành Trình Chăm Sóc Gan tạm thời sẽ khép lại với sự thành công ngoài mong đợi. Tạm dừng không có nghĩa là kết thúc. Đại diện công ty CP Dược Hậu Giang, nhãn hàng Naturenz cho biết: Rất nhiều phản hồi và cảm ơn gửi về chương trình cho thấy nhiều người đã rất hài lòng với sự tư vấn của bác sĩ và có lòng tin trong việc điều trị bệnh gan. Sự thành công của chương trình sẽ là động lực để nhãn hàng Naturenz tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn về gan trong thời gian tới.

Naturenz – Cho lá gan khỏe hân hạnh đồng hành cùng chương trình NHẬT KÝ BÁC SĨ – HÀNH TRÌNH CHĂM SÓC GAN.

Ý kiến của bạn