- Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tối nay có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore. Ảnh: AFP
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố dành sự ủng hộ tối đa cho Đông Nam Á nhằm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Ông Abe cho biết chính phủ Nhật "ủng hộ mạnh mẽ" nỗ lực của Philippines khi kêu gọi giải quyết tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với các nguyên tắc về hòa bình, tôn trọng luật quốc tế, không sử dụng vũ lực. "Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam cố gắng giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại", Reuters dẫn lời ông Abe nói trong phiên khai mạc hội nghị an ninh châu Á, thường gọi là Đối thoại Shangri-la, ở Singapore.
Trước các quan chức an ninh và chuyên gia cao cấp, Thủ tướng Abe cho hay Nhật sẽ "ủng hộ tối đa" nỗ lực của các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khi họ làm việc để đảm bảo an ninh biển, an ninh hàng không, và duy trì tự do hàng hải và hàng không.
Ông Abe cũng cho biết nước này dự định đóng một "vai trò lớn hơn, chủ động hơn so với trước đây", để hòa bình ở châu Á và thế giới trở thành một điều chắc chắn hơn.
Trong bài phát biểu, ông Abe liên tục sử dụng cụm từ "quy định của pháp luật", khi hối thúc các nước tôn trọng quy tắc quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ và tránh sử dụng vũ lực. "Nhật Bản ủng hộ quy định của pháp luật. Châu Á ủng hộ quy định của pháp luật. Và quy định pháp luật dành cho tất cả chúng ta", thủ tướng Nhật nói.
Căng thẳng đang gia tăng trong khu vực, nơi Nhật có tranh chấp với Trung Quốc xung quanh chuỗi đảo trên biển Hoa Đông. Bắc Kinh và một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cũng có tuyên bố chủ quyền chống lấn ở Biển Đông.
Trước vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 ở thềm lục địa của Việt Nam, Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh rút hết giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực và xử lý những bất đồng bằng các biện pháp hòa bình.
Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 diễn ra từ ngày 30/5 đến 1/6 tại Singapore, với 5 phiên họp toàn thể. Trong khuôn khổ hội nghị, các nước thành viên sẽ thảo luận về các vấn đề thúc đẩy hợp tác quân sự, giải quyết căng thẳng chiến lược, triển vọng hòa bình và an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đảm bảo giải quyết xung đột khu vực. Biển Đông được dự đoán sẽ là một chủ đề nóng trong Đối thoại.
Theo VnExpress
- Vụ giàn khoan HD981:Không dễ dàng…bẻ một bó đũa
- Dư luận thế giới về vụ dàn khoan HD981
- Hai “quả đấm thép” của Cảnh sát biển sẽ tiếp cận giàn khoan 981
- Giàn khoan 981 đã khoan xuống đáy biển Việt Nam chưa?
- Triệu hồi Tổng lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc đặt giàn khoan 981
- Nỗi tủi hổ của giàn khoan HD 981
- Cận cảnh tàu tuần tra lớn nhất Việt Nam điều ra giàn khoan
- Đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan HD 981
- Cảnh sát biển điều tàu tuần tra lớn nhất ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép
- Hai ý đồ chiến lược của Trung Quốc trong vụ đặt giàn khoan HD-981
- Trung Quốc tăng phạm vi cấm quanh vị trí đặt giàn khoan 981
- Trung Quốc "cảnh báo" bình luận của Mỹ về biển Đông
- Chào cờ xếp hình Tổ quốc hướng về Biển Đông
- Báo chí thế giới lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
- ASEAN ra tuyên bố lịch sử về biển Đông
- "Biển Đông căng thẳng, ASEAN cần đoàn kết và có phản ứng chung"
- Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại tình hình ở Biển Đông
- "Trung Quốc đang biến Biển Đông thành nồi nước sôi”
- Nga tuyên bố không khoan dầu cùng Trung Quốc
- Cư dân mạng Trung Quốc phê phán cách hành xử của chính quyền Bắc Kinh
- Người tiêu dùng và tiểu thương tẩy chay, ngừng bán hàng Trung Quốc
- Lộ diện nhóm hacker Trung Quốc
- Người lao động Bình Dương xuống đường phản đối Trung Quốc