Nhặt được của rơi, trả người đánh mất

26-03-2010 21:19 | Xã hội
google news

- Ngày nảy ngày nay, ở Hà Nội, tại phòng P903, nhà CT3, tòa nhà Vimexco, 218 Trần Duy Hưng, Hà Nội có một anh tên gọi Nguyễn Giang Nam... - Hai Phiếm nói như kể chuyện cổ tích.

- Ngày nảy ngày nay, ở Hà Nội, tại phòng P903, nhà CT3, tòa nhà Vimexco, 218 Trần Duy Hưng, Hà Nội có một anh tên gọi Nguyễn Giang Nam... - Hai Phiếm nói như kể chuyện cổ tích.

- Bác lại biết chuyện gì vậy...

- Là chuyện nhặt được của rơi trả người đánh mất...

Nghe đến đây, Nghĩ tôi giật mình:

- Sơ ý đánh rơi thì ít mà bị trộm cắp thì nhiều. Kẻ lấy chỉ cốt móc tiền bạc còn giấy tờ thì vứt đi trong khi người mất có khi còn tiếc giấy tờ hơn tiền bạc. Thế mới có chuyện đăng báo mất giấy tờ và câu cuối bao giờ cũng có câu "Xin hậu tạ"...

- Kẻ gian nó lấy tiền xong, vứt giấy tờ đi ắt có người nhặt được vậy sao chả mấy ai nhận lại được giấy tờ?

- Vì người mất mong tìm được giấy tờ nhưng nếu ai nhặt được giấy tờ đem đến theo địa chỉ có trong đó có khi bị nghi chính là thủ phạm đã lột hết tiền bạc còn định đến kiếm thêm tiền chuộc. Còn người nhặt được có khi sợ rắc rối bị gọi hỏi xem nhặt ở đâu để phục vụ chuyện điều tra vụ án nào đấy chẳng hạn... Mà dính gì đến chuyện như cổ tích của bác?

- Chuyện cổ tích luôn có hậu với thiện thắng ác, khó khăn có người giúp và anh Namtôi vừa nói đang viết một câu chuyện cổ tích có thật là lập ra trang website vanphongdothatlac. com cùng hai số điện thoại 0915 070505 và 0906 111113 để làm cầu nối giữa người nhặt được và người đánh mất, có thể giúp bất cứ ai tránh mất thời gian và các thủ tục rườm rà khi xin cấp lại giấy tờ...

- Tuyệt! Mất thêm ít tiền tìm lại được giấy tờ quan trọng thì còn gì bằng!

- Hoàn toàn miễn phí! Và hàng trăm người đã tìm lại được đồ và giấy tờ thất lạc...

Nghĩ tôi phấn khởi:

- Bác biết từ lúc nào sao không nói ngay để đăng lên báo. Những tấm lòng như thế quý biết chừng nào...
 
CẢ NGHĨ

Ý kiến của bạn