Nhật bản-Trung Đông sẽ "đụng độ" trên biển Hoa Đông?

25-08-2016 10:12 AM | Quốc tế

SKĐS - ** Tại hội đàm diễn ra giữa tuần này, Ngoại trưởng Nhật bản Kishida đã kháng nghị một lần nữa về việc tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu ngư dân trong những ngày gần đây liên tiếp xâm nhập khu vực quần đảo Nhật bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành động tương tự. Tuy nhiên, Trung Quốc đã lắc đầu từ chối.

Theo Reuters, trong cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Kishida đã nói rằng Biển Hoa Đông không chỉ là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà nó còn là những bất đồng cần giải quyết giữa hai bên trong vấn đề khai thác tài nguyên. Do vậy, việc Trung Quốc vẫn tiếp tục khai thác dầu tại khu vực mà hai bên thỏa thuận khai thác chung, đẩy mạnh xây dựng tại khu vực tranh chấp không thể gọi là “trạng thái bình thường”.

Ngoại trưởng Kishida cho biết nếu tình hình ở khu vực Biển Hoa Đông được cải thiện, điều đó sẽ tạo điều kiện để Nhật Bản và Trung quốc cải thiện quan hệ hai nước thông qua qua đối thoại mà trước mắt là cuộc gặp thượng đỉnh trong Hội nghị G20 sẽ diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc vào đầu tháng 9 tới.

Cái "lắc đầu" của Trung Quốc

Với tuyên bố của Ngoại trưởng Nhật bản Kishida, giới phân tích cho rằng Nhật bản, đã không dưới một lần, bày tỏ thái độ "gác lại tranh chấp để cùng đối thoại" với Trung Quốc. Thế nhưng Trung quốc có đồng ý đối thoại hay không lại là chuyện khác.

Trong một tháng qua, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng liên quan đến những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Hoa Đông. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga mới đây khẳng định Tokyo sẽ có phản ứng mạnh mẽ về việc tàu Trung Quốc liên tiếp tới gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư  trên Biển Hoa Đông. Thống kê của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ngày 06/08 xác nhận đã phát hiện khoảng 230 tàu cá cùng 6 tàu hải cảnh Trung Quốc tại vùng tiếp giáp gần quần đảo tranh chấp. Đáng chú ý, tàu Trung Quốc thường đi lại xung quanh quần đảo này, nhưng số tàu lần này nhiều hơn một cách bất thường. Vụ trưởng Vụ châu Á và châu Đại dương Nhật bản Kenji Kanasugi nhấn mạnh, “đây là hành vi đơn phương làm gia tăng căng thẳng” và không thể chấp nhận được. Song, phía Trung quốc lại cho rằng "đó là hành động bình thường".

A: Trung quốc-Nhật bản luôn bất đồng trong vấn đề Biển Hoa Đông chủ yếu do những hành vi của Trung quốc

Nguy hiểm hơn, không chỉ dừng ở đó, Trung Quốc còn lắp đặt radar trên một giàn khai thác khí tự nhiên của nước này ở Biển Hoa Đông, gần khu vực đang xảy ra tranh chấp giữa hai bên. Radar thông thường không lắp đặt cho việc khai thác dầu khí, còn camera có tia ngoại tuyến có khả năng chụp được cả vào ban đêm. Nhật Bản lo ngại Trung Quốc có ý định sử dụng nhà giàn này như một trạm do thám quân sự.  Giới phân tích cho rằng, mâu thuẫn giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh vấn đề biển Hoa Đông ngày càng gia tăng do lập trường hai bên hoàn toàn đối lập.

Một ví dụ là, ngày 9/8, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa đến Bộ Ngoại giao Nhật bản để phản đối việc tàu Hải cảnh Trung Quốc liên tục trong những ngày qua đã xâm nhập khu vực quần đảo Senkaku)/Điếu Ngư.  Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Ngoại giao Nhật bản lên tiếng phản đối trực tiếp hành vi của Trung Quốc thông qua Đại sứ tại Nhật Bản. Tuy nhiên, sau đó, Đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa đã trả lời báo chí rằng quần đảo Senkaku /Điếu Ngư là lãnh thổ của Trung Quốc. Do đó việc tàu Trung Quốc hoạt động tại khu vực này là "chuyện bình thường".

Tất nhiên, thái độ của Trung quốc buộc Nhật bản phải cảnh giác. Ngày 23/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đã thị sát căn cứ của Lực lượng Phòng vệ trên biển (MSDF) ở tỉnh Kanagawa, động thái được cho là úy lạo tinh thần của quân đội chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất.

Những tranh chấp liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư luôn gây sóng gió trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất khu vực. Kết quả một cuộc thăm dò mới đây do kênh truyền hình Fuji, Nhật Bản công bố mới đây cho biết 74,9% số người được hỏi lo ngại việc quân đội hai nước sẽ xảy ra xung đột trong tương lai gần. Trong khi đó, 37,6% người Nhật cho biết họ cần Luật An ninh nội địa mới để bảo vệ khỏi âm mưu tấn công của Trung quốc. Dự kiến, để bảo vệ an ninh, trong 5 năm tới, Nhật Bản sẽ tăng cường xây dựng Lực lượng phòng vệ ở biển Hoa Đông lên khoảng 10 nghìn nhân sự  và sẽ trang bị các bệ phóng tên lửa ở nơi đây.


N.Quang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ: HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THÔNG TIN Y TẾ 63 TỈNH, THÀNH